Tỷ lệ người bị suy giãn tĩnh mạch chân ngày một ra tăng, đáng báo động bởi vì bệnh này có liên quan tới các vấn đề về tim mạch. Bệnh thường gặp ở những người thường xuyên phải đứng, người thừa cân hoặc người cao tuổi. Không chủ quan trước bệnh suy giãn tĩnh mạch chân là nội dung tư vấn của Khách mời là TS BS Lê Nhật Tiên, Phó Trưởng khoa Nội, Can thiệp tim mạch – Hô hấp, Trung tâm Tim mạch và lồng ngực, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
Cần chấm dứt tâm lý chủ quan trong cách ly Covid-19, nếu không- Việt Nam phải trả giá rất đắt. Nội dung này sẽ được chúng tôi chuyển tới quý thính giả trong chuyên mục Chuyện ngành y. Việt Nam là một trong số những quốc gia có tỷ lệ mắc các bệnh về da cao nhất trên thế giới. Đâu là những bệnh về da phổ biến hiện nay? Phương pháp nào để điều trị hiệu quả? Thông tin sẽ có trong chuyên mục Sống khỏe sống đẹp.
Hiện trong cộng đồng đang tồn tại tâm lý chủ quan, lơ là trước dịch bệnh Covid-19. Nếu các lực lượng chức năng, các ngành, các địa phương và người dân không kiên trì thực hiện các biện pháp phòng chống dịch, thì rất có thể chúng ta sẽ phải đối mặt với “làn sóng mới” của dịch Covid-19 như một số nước Châu Âu đang phải căng sức ra chống chọi. Điều này sẽ dẫn đến những hệ quả khôn lường. Bình luận của BTV Mai Hồng, qua sự thể hiện của Phát thanh viên Hồng Huệ.
Vừa tròn 2 tháng nước ta không xuất hiện ca mắc mới Covid 19, bên lề kỳ họp Quốc hội, các đại biểu Quốc hội cho rằng cần tiếp tục nêu cao cảnh giác để duy trì thành quả này trong thời gian tới, tạo môi trường cho phát triển kinh tế - xã hội. Ghi nhận của phóng viên Minh Long – Nguyên Nhung:
GDP 9 tháng qua của nước ta tăng hơn 2,1%, thấp nhất trong một thập kỷ qua, nhưng Tổng cục Thống kê vẫn đánh giá đây vẫn là "thành công lớn", trong bối cảnh Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới. Quả thực như vậy. Nền kinh tế toàn cầu vẫn đang rơi vào suy thoái và chịu tác động nặng nề từ đại dịch COVID-19. Trong bức tranh nhiều màu xám ấy, các tổ chức quốc tế cũng có những nhận định, dự báo đầy lạc quan về tín hiệu tăng trưởng và phát triển của nước ta. Câu hỏi được nhiều người đặt ra là: Điều gì đã giúp VN nhận được những đánh giá tích cực như vậy, trong bối cảnh các nền kinh tế hàng đầu thế giới vẫn còn khá lao đao vì dịch bệnh? Cần có lộ trình mở cửa nền kinh tế ra sao? Phải tiếp tục xây dựng kịch bản phục hồi kinh tế như thế nào khi đại dịch COVID-19 còn có thể kéo dài và diễn biến phức tạp trong thời gian tới?
- Không chủ quan dù Việt Nam đang là điểm sáng tăng trưởng hiếm hoi trong khu vực và thế giới.- Nguồn cơn xung đột Nagorno-Karabakh và tác động!- ĐăcLăk – Mang Trung thu đến với trẻ em nghèo.- Chuyển đổi để phát triển chứ không chỉ là chuyển đổi để tồn tại.- Hết tiền viện trợ, hàng không Mỹ chuẩn bị sa thải nhân viên quy mô lớn.
CHƯA CÓ VĂN BẢN
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn manh, cả nước không được chủ quan, phải xác định chống dịch Covid-19 là cuộc chiến trường kỳ.- Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai cho biết, thủy điện Mã Đổ Sơn ở Trung Quốc xả lũ không tác động lớn đến lũ ở Việt Nam.- Mưa to vẫn trút xuống các tỉnh miền núi phía Bắc, đe dọa an toàn hồ đập và nguy cơ xảy ra sạt lở đất.- Tạp chí kinh tế Economic của Anh dự báo, Việt Nam duy trì tăng trưởng trong năm nay.- Việt Nam chủ trì đối thoại giữa ASEAN và Chủ tịch Khóa 75 Đại hội đồng Liên hợp quốc.- Hàng nghìn người dân Israel xuống đường biểu tình lên án vụ bé gái 16 tuổi bị 30 đối tượng tấn công tình dục gây chấn động nước này.
Hàng trăm người đi lễ Phủ Tây Hồ giữa tâm dịch Covid 19, ngay trong ngày đầu thành phố Hà Nội siết chặt giãn cách xã hội; hay như Phó Chủ tịch phường của tỉnh Quảng Trị thản nhiên tổ chức sinh nhật trong khu cách ly tập trung, có cả vợ là bệnh nhân mắc Covid 19 tham gia. Những thông tin này thực sự gây sốc với nhiều người trong bối cảnh dịch bệnh lây lan khó kiểm soát và lực lượng tuyến đầu ngày đêm lăn xả cứu chữa bệnh nhân cũng như khoanh vùng dập dịch vì cộng đồng. Việc chủ quan, vô ý thức trong phòng chống dịch đợt này của một bộ phận người dân đang khiến bao công sức của hàng nghìn con người ở tuyến đầu đổ sông đổ biển. Trách nhiệm xã hội của mỗi công dân đang ở đâu? Giải pháp mạnh nào để siết chặt kỷ luật đúng với tinh thần: chống dịch như chống giặc mà Thủ tướng đã nêu ra? Bàn về nội dung này, BTV Thanh Trường trao đổi với khách mời là bác sỹ Nguyễn Trọng An, chuyên gia y tế.
Mới đây những sự việc như đang cách ly tại nhà thì bạn đến ăn nhậu, trong lúc chờ kết quả xét nghiệm Sars Cov 2 cả nhà vẫn đi ra hàng quán ăn uống; hàng nghìn người đi lễ đền, chùa trong ngày đầu tháng, cơ sở y tế còn chủ quan, bị động trong sàng lọc, phân luồng người bệnh, chủ một số khách sạn, nhà nghỉ vẫn chứa chấp người nhập cảnh trái phép kiếm lợi bất chấp dịch bệnh… Tất cả những điều này đều xuất phát từ tâm lý chủ quan, không coi Covid-19 là một nguy cơ cận kề.- Vậy có cách nào để cộng đồng tuân thủ nghiêm các khuyến cáo phòng chống dịch bệnh? Trường hợp người dân và cơ sở y tế không chấp hành, để xảy ra dịch bệnh thì cần có chế tài xử phạt ra sao? Bàn về vấn đề này, BTV Thúy Ngà trao đổi với khách mời là TS.BS Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa Nhiễm – Nội thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP Hồ Chí Minh.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live