
VOV1 - Trao truyền những kỹ năng diễn tấu cồng chiêng và hướng dẫn để cộng đồng “tự kể” những câu chuyện văn hóa của dân tộc mình, đây là cách mà mô hình Kết nối di sản cồng chiêng Tây Nguyên trong hành trình du lịch di sản đã được triển khai và nhân rộng tại Đắk Lắk.
Với chủ đề “Đêm hội Cồng chiêng Âm vọng Cội nguồn-Đoàn kết các dân tộc tỉnh Kon Tum”, tối nay (10/10), tại Nhà rông Kon Klor, phường Thắng Lợi, thành phố Kon Tum, , diễn ra “Đêm hội cồng chiêng, xoang các dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum”. Đây là một trong nhiều hoạt động chào mừng Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum lần thứ IV năm 2024.
Liên hoan văn hoá cồng chiêng tinh Đắk Lắk năm 2024 đã khai mạc sáng nay (31/8), với sự tham gia của 600 nghệ nhân dân gian ở 13 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.
Từ bao đời nay, cồng chiêng đã gắn bó với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Bình Định. Các thế hệ người dân nơi đây đã cố gắng lưu truyền tiếng cồng, tiếng chiêng, trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của họ. Chính quyền địa phương đã lồng ghép nhiều chương trình giúp đồng bào các dân tộc thiểu số lưu giữ, phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào mình, trong đó có cồng chiêng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tăng cường quản lý thực hiện đấu giá quyền cấp quyền khai thác khoáng sản, khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường.- Khai mạc “Festival Văn hoá Cồng chiêng Gia Lai 2023”.- Hơn 250 thợ mỏ giỏi được vinh danh nhân dịp kỷ niệm 87 năm ngày Truyền thống công nhân Vùng mỏ - Truyền thống ngành Than - 12/11.- Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) 2023 khai mạc tại thành phố San Francisco, bang California, Mỹ.- Hội nghị các nhà lãnh đạo A rập và Hồi giáo ra tuyên bố chung kêu gọi chấm dứt tấn công bừa bãi của quân đội Israel và tăng cường cứu trợ tại dải Gaza.- Mỹ tiếp tục khẳng dịnh ưu tiên với khu vực Ân Độ dương – Thái Bình dương.
Trong tháng 10 vừa qua, Liên hoan các đội chiêng trẻ thành phố Buôn Ma Thuột đã được tổ chức lần đầu tiên với sự tham gia của hơn 250 thí sinh, nghệ nhân trẻ. Theo đánh giá của ban tổ chức, hầu hết các tiết mục đều được biểu diễn nhuần nhuyễn, bài bản. Một số đội chiêng tuy các thành viên tuổi còn rất trẻ nhưng cách diễn tấu khá chuyên nghiệp. Đây có thể xem là những “trái ngọt” trong việc giữ gìn và bảo tồn văn hóa cồng chiêng ở Đắk Lắk sau thời gian thực hiện các đề án bảo tồn, truyền dạy.
Nên hiểu thế nào về con số sinh viên ra trường có việc làm “đạt 100%” mà nhiều trường đại học vừa công bố? - Nghệ nhân ưu tú K’Tiếu – người níu giữ âm vang cồng chiêng cho buôn làng.
Mặc dù đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể nhân loại, song trước thời buổi phát triển kinh tế thị trường, không gian văn hóa cồng chiêng ở Tây nguyên vẫn luôn đối mặt với nguy cơ bị mai một. Trước thực tế này, tại một buôn làng xa xôi thuộc huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng, già làng K’Tiếu, một người dân tộc thiểu số K’ho tuổi cao, sức yếu nhưng vẫn không ngừng miệt mài mở lớp truyền dạy cồng chiêng cho thế hệ trẻ.
Để bảo tồn văn hóa cồng chiêng, nhiều năm qua, tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức các lớp truyền dạy cồng chiêng tại các buôn làng, trường học. Tại trường đại học Tây Nguyên, với sự hỗ trợ của Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, một số lớp truyền dạy cồng chiêng cho sinh viên đã được mở, giúp cho các sinh viên được trực tiếp tham gia, từ đó lan tỏa thêm tình yêu văn hóa cồng chiêng trong lớp trẻ.
Tiếp nối truyền thống của cha anh, trong sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước ngày nay, thế hệ trẻ nước nhà hăng hái thi đua học tập, lao động sáng tạo, tiếp thu tri thức, khoa học và công nghệ mới, vươn lên thoát nghèo, lập thân, lập nghiệp, xung kích, tình nguyện cống hiến xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đối với Rmah Mích – chàng trai dân tộc Bana luôn ý thức được rằng giữ gìn và bảo tồn văn hóa truyền thống của chính dân tộc mình cũng chính là yêu nước. Cùng với đó, với vai trò là một cán bộ đoàn, Rmah Mích còn giúp đỡ rất nhiều thanh niên địa phương phát triển sản xuất, xây dựng bản làng theo nếp sống văn hóa mới. Mục “Chuyện đêm” hôm nay, chúng ta cùng nghe chia sẻ của Rmah Mích dân tộc Ba Na, Phó bí thư chi đoàn xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia La về bảo tồn văn hóa cồng chiêng, bảo tồn các nhạc cụ của dân tộc Bana.
Đang phát
Live