
Xã Quang Huy, huyện Phù Yên (Sơn La) hôm nay (27/8) đã tổ chức Lễ hội Tết Xíp xí cổ truyền dân tộc Thái Trắng năm 2023.
Trong khó khăn chung của kinh tế trong nước và quốc tế, nhiều địa phương đã nỗ lực khắc phục khó khăn, đẩy mạnh phục hồi và phát triển kinh tế. Trong đó, một điểm nhấn mới là Nam Định với kết quả tổng sản phẩm địa phương GRDP của nửa đầu năm 2023 tăng 8,5%, đứng thứ 6 toàn quốc và đứng thứ 3 vùng đồng bằng sông Hồng. Để có kết quả tích cực này, thời gian qua, tỉnh Nam Định đã tập trung thực hiện quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp có tính đột phá để thu hút đầu tư, nhằm tạo xung lực mới cho sự bứt tốc trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Những đột phá trong thu hút đầu tư, nhất là thu hút FDI của Nam Định thời gian gần đây cho thấy nỗ lực mở rộng cửa thu hút nhà đầu tư lớn và có công nghệ cao của tỉnh. Kết quả này cũng khẳng định nỗ lực liên tục trong thời gian qua của Nam Định trong việc tập trung chỉ đạo quyết liệt các địa phương trong tỉnh thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Ghi nhận của phóng viên Trung Hiếu:
Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (gọi tắt là Đề án 06) là đề án liên quan trực tiếp đến những đột phá chiến lược, phục vụ lợi ích của quốc gia, người dân và doanh nghiệp. Việc triển khai đề án có ý nghĩa rất quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, mang lại nhiều lợi ích trước mắt và lâu dài trong việc xây dựng Chính phủ điện tử hướng đến Chính phủ số giai đoạn 2022 - 2030. Những lợi ích thiết thực của việc phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 đã phần nào được thể hiện trong cuộc sống. Nhận thức của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và người dân về chuyển đổi số quốc gia nói chung và thực hiện Đề án 06 nói riêng ngày càng đầy đủ, toàn diện, sâu sắc. Các bộ, ngành, địa phương đã thấy rõ tầm quan trọng của việc triển khai Đề án 06; công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án được tiến hành quyết liệt, thường xuyên, liên tục, đem lại hiệu quả thiết thực, phục vụ tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp. Tuy nhiên, sau gần 2 năm, quá trình triển khai còn gặp khó khăn, vướng mắc cần có thêm các giải pháp tháo gỡ. Để Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia đạt thành công là chủ đề chúng tôi bàn luận trong chương trình Đối thoại hôm nay với sự tham gia của hai vị khách mời là Thiếu tá Trần Duy Hiển, Phó giám đốc trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư, Cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an và bà Phạm Thị Ngọc Thủy, Giám đốc Văn phòng Ban 4 thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ.
Sáng nay (25/8) tại TPHCM, Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA)- Chi hội phía Nam phối hợp với Cục An toàn thông tin, Sở Thông tin truyền thông TP.HCM tổ chức Hội thảo và triển lãm An toàn thông tin khu vực phía Nam năm 2023. Hội thảo có chủ đề “Công nghệ mới và an ninh mạng trong kỷ nguyên chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo” đã đề cập đến tính tất yếu phải chuyển đổi số, ứng dụng trí tuệ nhân tạo và xử lý các nguy cơ mất an toàn thông tin khi thực hiện.
Hiện thực hoá Quyết định 1658 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050, toàn nền kinh tế đang nỗ lực thực hiện 4 mục tiêu: Giảm phát thải khí nhà kính trên GDP, xanh hóa nền kinh tế, xanh hóa lối sống và tiêu dùng. Các chuyên gia khẳng định, trong nỗ lực xanh hóa này, đầu tiên, phải thay đổi nhận thức, đặc biệt trong cộng đồng doanh nghiệp khối ngành sản xuất. Thay đổi nhận thức được thì quá trình triển khai mới hiệu quả như kỳ vọng. Đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức với doanh nhân, doanh nghiệp.
Sau trận mưa lũ kéo dài đầu tháng 8, nhiều địa phương ở huyện Mường La, tỉnh Sơn La đang đối mặt với nguy cơ sạt lở đất đá, gây khó khăn cho cuộc sống và sinh hoạt của người dân. Cấp ủy, chính quyền huyện đang tập trung triển khai các giải pháp hỗ trợ người dân vượt qua khó khăn bước đầu, dần ổn định cuộc sống sau thiên tai.
Hiện nay đang có sự dịch chuyển dòng vốn đầu tư với xu hướng Trung Quốc +1 của nhiều tập đoàn lớn sang các nước khác ở Châu Á, trong đó Việt Nam là điểm đến được nhiều nhà đầu tư lựa chọn. Đó là nhận định của nhiều đại biểu tại Diễn đàn "Bất động sản công nghiệp Việt 2023, cơ hội đón dòng vốn mới", do Báo Đầu tư tổ chức sáng nay (24/8) tại TP.HCM.
Chiều 23/8, Tỉnh uỷ- UBND tỉnh Bạc Liêu phối hợp với Báo Người Lao Động tổ chức Lễ khánh thành Công trình “Đường cờ Tổ quốc” tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Căn cứ Cái Chanh thuộc xã Ninh Thạnh Lợi, huyện Hồng Dân. Đến dự Lễ khánh thành có ông Trương Hoà Bình - Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Chủ tịch danh dự Chương trình “Tự hào cờ Tổ quốc” Báo Người Lao Động; Lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu, Báo Người Lao Động, các ban, ngành, đoàn thể và đông đảo đoàn viên thanh niên, học sinh, người dân tại địa phương.
- Ngành du lịch nắm bắt thời cơ đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển - Điều kiện cần và đủ đưa du lịch Việt Nam tăng tốc, bứt phá - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giúp phụ nữ tránh bị lừa quan biên giới
Cơn lũ quét qua rất nhanh gây thiệt hại vô cùng nặng nề cho vùng cao Mù Cang Chải (Yên Bái) những ngày đầu tháng 8 vừa qua. Nhưng cũng rất nhanh, công tác ứng cứu đã được triển khai kịp thời, hiệu quả theo đúng "phương châm 4 tại chỗ". Cấp ủy hành động, chính quyền và ngành chức năng phản ứng nhanh trước mất mát của nhân dân và sự vào cuộc của cả cộng đồng đã tạo nên một nhịp "kết đoàn" ngay giữa tâm lũ, nhanh chóng xoa dịu những mất mát, đau thương.
Đang phát
Live