
Nhằm thúc đẩy nền nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và bảo vệ môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng mô hình sử dụng phân bón hữu cơ, sử dụng phân bón tiết kiệm, cân đối và hiệu quả trên các nhóm cây trồng chủ lực quốc gia trong Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025. Phân bón là một trong những yếu tố quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Vậy nên sử dụng phân bón như thế nào cho hiệu quả? Đặc biệt phân bón hữu cơ giữ vai trò quan trọng như thế nào với cây trồng? - Khách mời: Bà Hán Thị Hồng Ngân, Trưởng phòng chuyển giao tiến bộ Khoa học kỹ thuật thuộc Trung tâm nghiên cứu và Phát triển rau hoa quả, Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Phong trào khởi nghiệp ở nước ta đang trở nên sôi động hơn trong những năm gần đây. Khởi nghiệp để không chỉ tạo được công việc cho bản thân mình, mà còn góp phần tạo nhiều công ăn việc làm cho xã hội, tham gia phát triển kinh tế đất nước. Nhiều người khởi nghiệp thành công, nhưng cũng có rất nhiều người đã không thể tiếp tục con đường, ước mơ của mình. Bên cạnh những yếu tố khách quan, nguyên nhân chính dẫn đến thất bại là bởi chính chất lượng, tính khả thi của các dự án, ý tưởng khởi nghiệp và hành động chưa phù hợp. Vậy, cơ hội và thách thức nào đang đặt ra trong hoạt động khởi nghiệp? Người trẻ cần chuẩn bị gì để khởi nghiệp? Cùng bàn luận chủ đề này là Tiến sỹ Đào Cẩm Thủy, Phó Giám đốc Trung tâm đào tạo quốc tế, Giảng viên trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội và ông Trần Văn Lê, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất Cơ điện và Thương mại Phương Linh - Ủy viên BCH Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội.
Có lẽ chưa bao giờ chính quyền TP.HCM quyết tâm phát triển kinh tế xanh như hiện nay. Qua diễn đàn Kinh tế TP.HCM mới đây, lãnh đạo Thành phố càng khẳng định, kinh tế xanh không chỉ là xu hướng phát triển tất yếu mà còn là yêu cầu bắt buộc của thị trường. Đồng thời, nó tạo ra động lực tăng trưởng mới cho kinh tế Thành phố phát triển bền vững hơn. Có rất nhiều việc phải làm để đạt mục tiêu tăng trưởng xanh, trong đó có việc đề xuất hoàn thiện cơ chế chính sách hỗ trợ chuyển đổi sản xuất mà TP cần thực hiện và đề xuất với Chính phủ. Lệ Hằng, phóng viên thường trú tại TP.HCM có bài đề cập:
Tính đến nay, nước ta đã quy hoạch và khoanh vi để thành lập được 47 khu bảo tồn đất ngập nước cũng như đề cử thành công 9 khu đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế (gọi tắt là khu Ramsar) với tổng diện tích hơn 120 nghìn ha. Định hướng xây dựng Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học giai đoạn 2021 - 2030, Việt Nam sẽ tăng số lượng khu đất ngập nước được quốc tế công nhận lên 15 khu. Tuy nhiên, thời gian qua, nhiều địa phương chưa đánh giá đúng và phát huy được giá trị dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước, còn tồn tại các xung đột trong việc hài hòa giữa mục tiêu phát triển kinh tế và bảo tồn các vùng đất ngập nước. Điều này làm ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên của vùng đất ngập nước. Vậy cần phải làm gì để Việt Nam có thêm các khu Ramsar mới? Đây là nội dung Chương trình Đối thoại ngày hôm nayvới sự tham gia của các vị khách mời: PGS.TS Nguyễn Thế Chinh, Chuyên gia cao cấp Viện Khoa học khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược chính sách Tài nguyên và Môi trường; TS Trần Ngọc Cường, nguyên Trưởng phòng Sinh thái và Cảnh quan thiên nhiên, Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Từ 15/9, huyện đảo Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh áp dụng thí điểm thực hiện bắt buộc tất cả du khách không mang túi nilon và đồ nhựa dùng 1 lần ra đảo. Đây là động thái quyết liệt của huyện đảo sau hơn 1 năm tuyên truyền, khuyến khích du khách không mang đồ nhựa khi đi du lịch.
Thúc đẩy xây dựng nhà ở xã hội để người thu nhập thấp được ở trong những ngôi nhà an toàn.- Dấu ấn nữ ca sĩ tài năng Talor Swift tại Lễ trao giải MTV Video Music Awards 2023.- Pont du Gard - Cây cầu dẫn nước 3 tầng độc đáo của người La Mã cổ đại ở Italia.
Đầu giờ chiều nay 15/9, tỉnh Quảng Nam ghi nhận gần 150 người bị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì Phượng ở thành phố Hội An. Sở Y tế tỉnh Quảng Nam đề nghị UBND thành phố Hội An rà soát, xem xét cơ sở vật chất cũng như điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh ẩm thực trong khu phố cổ Hội An.
Gần 200 hiện vật có niên đại từ vài trăm tới hàng nghìn năm tuổi đang được trưng bày tại Bảo tàng Quảng Ninh trong khuôn khổ triển lãm "Cổ vật sống mãi trong lòng đất mỏ". Hoạt động văn hóa này hướng tới kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập tỉnh Quảng Ninh 30/10/1963 - 30/10/2023 do Hội Cổ vật Quảng Ninh phối hợp với bảo tàng Quảng Ninh tổ chức từ 15 đến hết ngày 30/9.
Từ đầu năm đến nay, toàn quốc ghi nhận 57 vụ ngộ độc thực phẩm làm 864 người mắc và 13 trường hợp tử vong. Đáng chú ý xuất hiện ngộ độc do Clostridium Botulium - là loại độc tố rất hiếm gặp trước đây. Bên cạnh đó, các vụ ngộ độc tập thể, ngộ độc trong gia đình do ăn uống, sử dụng rượu vẫn diễn ra tại không ít địa phương. Về công tác quản lý, các ngành chức năng tiến hành kiểm tra hàng vạn đơn vị sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm, trong đó xử phạt hàng nghìn trường hợp vi phạm. Tại cuộc họp Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì diễn ra mới đây đã yêu cầu, cần tiếp tục phát huy vai trò của các cơ quan quản lý an toàn thực phẩm và đặc biệt là vai trò của chính quyền cấp xã, phường trong công tác quản lý lĩnh vực này.
- Sát cánh cùng ngư dân khai thác hải sản bền vững có trách nhiệm -Đẩy mạnh tuyên truyền biển đảo và phổ biến pháp luật vùng biển Tây Nam
Đang phát
Live