
“Tôi nguyện sẽ gắn bó với lớp học cho đến khi sức khỏe buộc tôi phải dừng lại”... Đó là chia sẻ của cô giáo Phạm Thị Huyền, sinh năm 1954 (phường Thanh Xuân Nam, quận Thanh Xuân, Hà Nội), giáo viên đã nghỉ hưu thuộc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp, Giáo dục thường xuyên quận Thanh Xuân. Kể từ năm 1998 đến nay, cô Phạm Thị Huyền đã dạy học cho hơn 200 học sinh không đồng đều về lứa tuổi. Học sinh của cô có thể là một bác xe ôm muốn biết chữ để đọc được tên đường phố, một cậu học sinh chậm phát triển trí tuệ hay một cô bé tự kỷ,... Dưới sự dìu dắt, chỉ bảo của cô giáo Huyền, nhiều em được vào học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn. Các em sau khi tốt nghiệp, có được việc làm ổn định, có thể tự chăm lo cho cuộc sống của mình. Với tấm lòng yêu mến con trẻ và sự nhiệt huyết, kiên trì bền bỉ ấy của mà lớp học xoá mù chữ, gieo tình thương đã tồn tại được hơn 25 năm qua giữa lòng thủ đô Hà Nội. Trong chương trình Chân dung cuộc sống hôm nay, chúng tôi giới thiệu về cô giáo Phạm Thị Huyền, người nguyện gắn bó cả đời với lớp học miễn phí xóa mù chữ giữa lòng Hà Nội.
Tại tỉnh Thanh Hoá, hàng nghìn hộ dân đang sống trong vùng có nguy cơ cao sạt lở, lũ ống, lũ quét. Mưa lớn những ngày qua càng khiến người dân bất an, lo lắng.
Chiều nay (27/9), tại tỉnh Quảng Bình trời tạnh mưa, nước lũ bắt đầu rút chậm. Tỉnh Quảng Bình đang tập trung khắc phục hậu quả, thu dọn đất đá tại những tuyến đường sạt lở. Một số địa phương miền núi đã cho học sinh trở lại trường. Nhiều thầy, cô giáo đã cõng học trò lội bùn đến trường
# Sau 12 năm triển khai, Chương trình nhắn tin tri ân liệt sĩ, do Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam phối hợp với Hội chữ thập đỏ Việt Nam và Cổng thông tin điện tử nhân đạo quốc gia 1400 triển khai đã thu được những kết quả đáng ghi nhận, góp phần xoa dịu những mất mát, hy sinh cho thân nhân các gia đình liệt sĩ. Thông qua chương trình, nhiều liệt sĩ đã được trả lại tên, được người thân đưa về quê yên nghỉ. Nhiều gia đình liệt sĩ được hỗ trợ, nhờ đó bớt khó khăn trong cuộc sống. Phóng viên Hà Nam phỏng vấn Trung tướng Hoàng Khánh Hưng, Chủ tịch Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam về nội dung này.
Sau nhiều năm buôn bán khắp nơi, chị Mai Thị Thu Sương, ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam trở về quê hương khởi nghiệp từ mô hình nuôi ốc bươu đen và cho hiệu quả kinh tế cao. Mô hình này đã tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động ở địa phương có thu nhập ổn định.
Giải pháp nào để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm?- Giải bài toán thiếu vốn để đầu tư phát triển, hạ tầng giao thông –TP Hồ Chí Minh vận dụng cơ chế đặc thù theo Nghị quyết 98.- Nhìn nhận Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - các quốc đảo Thái Bình Dương.- Nâng cao ý thức chủ động phòng cháy, giảm nguy cơ cháy.
UBND xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tiến hành cấm người và phương tiện đi vào tuyến đường 71 để lên rừng và các công ty thủy điện trước nguy cơ sạt lở đất do mưa lớn kéo dài.
Luật Hợp tác xã 2023 tạo động lực cho kinh tế tập thể - Huyện thanh Trì, Hà Nội về đích nông thôn mới nâng cao - Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất thuỷ sản - Sử dụng phân bón hữu cơ trong cây trồng sao cho hiệu quả.
Thời gian qua, số lượng Hợp tác xã không ngừng tăng lên, doanh thu và thu nhập của thành viên, người lao động trong HTX dần được cải thiện, giúp nâng cao đời sống kinh tế hộ thành viên, góp phần thực hiện xoá đói giảm nghèo, ổn định an ninh, chính trị cho xã hội. Tuy nhiên, thực tiễn phát triển khu vực kinh tế tập thể tại Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn, trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ đa số còn yếu, cơ sở hạ tầng, vật chất, kỹ thuật của HTX nghèo nàn. Các thách thức này đặt ra yêu cầu, đòi hỏi bức thiết đối với khu vực kinh tế tập thể cần thay đổi, phát huy các lợi thế và vận dụng kinh nghiệm quốc tế vào hoàn thiện chính sách để phát triển khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã của Việt Nam.
Đà Nẵng: hơn 2.700 tỷ đồng vốn vay được cơ cấu lại nợ.- Thị trường BĐS phía Nam đón cơ hội nhiều hơn từ các dự án hạ tầng lớn.- Phiên chứng khoán chiều qua, VN-Index tiếp đà hồi phục với thanh khoản thấp.
Đang phát
Live