
- Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển mới trong bối cảnh thế giới có nhiều chuyển biến khó lường và khó dự báo dưới tác động mạnh mẽ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. - Vì vậy, Đảng và Nhà nước đã chỉ đạo các cấp, các ngành đẩy mạnh ứng dụng, phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, nghiên cứu nắm bắt, nâng cao năng lực tiếp cận và chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2025 duy trì xếp hạng về chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) thuộc 3 nước dẫn đầu ASEAN; đến năm 2030 duy trì xếp hạng về chỉ số GII thuộc nhóm 40 nước dẫn đầu thế giới; tầm nhìn đến năm 2045, trở thành một trong những trung tâm sản xuất và dịch vụ thông minh, trung tâm đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp thuộc nhóm dẫn đầu khu vực Châu Á. Vậy, doanh nghiệp Khởi nghiệp cần hành động như thế nào để nắm bắt cơ hội tham gia chuỗi giá trị toàn cầu? Đây cũng là chủ đề của chương trình Khởi nghiệp hôm nay. - Khách mời tham gia chương trình là Doanh nhân Trần Văn Lê, Giám đốc Công ty TNHH sản xuất cơ điện và Thương Mại Phương Linh và Viện trưởng Viện doanh trí Lê Dung. Bà Lê Dung cũng là Ủy viên BCH Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ và cơ quan liên quan sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.- Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội thuộc diện phải sáp nhập trong 2 năm tới.- Từ hôm nay, Bộ Công an bắt đầu tổng kiểm soát xe ô tô kinh doanh vận tải trên toàn quốc.- Hơn 7.000 người mất gần 140 tỷ đồng trong thẻ tín dụng vì sập bẫy 'rút tiền miễn phí' của các đối tượng lừa đảo.- Mianma tiếp tục gia hạn tình trạng khẩn cấp thêm 6 tháng.- Trong khi đó, tình hình Nigiê vẫn đầy bất ổn khi chính quyền quân sự không ngừng bắt giữ các quan chức cấp cao.- New zealand bắt đầu lắp đặt hệ thống camera giám sát trên tàu ngư dân để quản lý hoạt động đánh bắt hải sản và tăng cường bảo vệ vùng biển quốc gia. Cũng trong chương trình, BTV Đài TNVN có bình luận về những việc cần làm để không còn những phiên tòa “chuyến bay giải cứu”.
Sáng 31/7, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã đến kiểm tra trực tiếp hiện trường vụ sạt lở nghiêm trọng trên đèo Bảo Lộc khiến 4 người tử vong, đồng thời có buổi làm việc với tỉnh Lâm Đồng về công tác phòng, chống thiên tai và cứu nạn cứu hộ.
Xuất khẩu gạo và bài toán đảm bảo an ninh lương thực.- Mạnh giàu từ biển quê hương: Giong buồm ra biển.- Những đảng viên người Cơ Tu ở huyện miền núi Nam Giang, tỉnh Quảng Nam luôn đi đầu trong phát triển kinh tế và giúp nhiều đồng bào thoát nghèo.- Chuyến công du khẳng định tầm nhìn mới của Nhật Bản: Phía Nam toàn cầu.
Sau rất nhiều năm cầm cự với giá cà phê từ trung bình đến thấp, năm nay nông dân Tây Nguyên mới lại thấy hy vọng về một mùa vụ tươi sáng, khi xu thế tăng được duy trì suốt từ cuối 2022 tới nay, đưa mức giá cà phê từ khoảng 45.000đ/1kg lên 68.000đ/1kg, mở ra triển vọng về mức giá tương đối cao sẽ được duy trì trong niên vụ cà phê sắp tới. Cùng với “niềm vui ngắn” từ thị trường, doanh nghiệp và nông dân cà phê ở Tây Nguyên còn chủ động tạo những “niềm vui dài” qua việc không ngừng nâng cao chất lượng, giá trị, vị thế và sức cạnh tranh của hạt cà phê robusta Việt Nam.
Ý kiến của Bộ Công Thương tại “Báo cáo về xây dựng cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) lắp đặt tại nhà ở, cơ quan công sở tại Việt Nam” gửi Thủ tướng Chính phủ ngày 26/7 vừa qua đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều - khi Bộ này cho rằng: “không cần ban hành cơ chế khuyến khích để lắp đặt điện mặt trời mái nhà”. Vì chỉ cần khoảng 12,5% nhà dân trên cả nước, mỗi gia đình lắp đặt 01kW trong năm 2023 là đã hoàn thành mục tiêu tăng thêm về cơ cấu nguồn điện mặt trời mái nhà (khoảng 2.600MW) cho cả kỳ Quy hoạch (năm 2021-2030) được đặt ra trong Quy hoạch điện 8…”. Từ thực tế những vướng mắc trong việc phát triển ĐMTMN thời gian qua cho thấy, cùng với việc hoàn thiện khung khổ pháp lý, vẫn cần những cơ chế ưu đãi đủ mạnh mới khuyến khích phát triển ĐMTMN ở khu vực miền Bắc - nơi đang thiếu hụt nguồn cung điện lớn trong các thời gian cao điểm mùa khô.
Nhìn lại một năm học thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới ở bậc THPT.- Không để người có công bị bỏ lại phía sau
76 năm qua kể từ ngày 27-7-1947 được chọn là Ngày Thương binh, liệt sĩ, Đảng, Nhà nước đã ban hành và thực hiện nhiều chủ trương, chính sách lớn tri ân những người có công với cách mạng, thể hiện truyền thống, đạo lý tốt đẹp của dân tộc và bản chất ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa đối với người có nhiều cống hiến cho đất nước. Trong giai đoạn cách mạng mới, Đại hội XIII của Đảng tiếp tục xác định: “Thực hiện tốt chính sách người có công; đẩy mạnh các hoạt động đền ơn đáp nghĩa. Tiếp tục cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người có công; bảo đảm chế độ ưu đãi người và gia đình người có công phù hợp với xu hướng tăng trưởng kinh tế, tiến bộ và công bằng xã hội”. Làm sao để chế độ ưu đãi phù hợp với công lao, mức độ cống hiến của người có công, phù hợp với điều kiện kinh tế đất nước?
Chính sách đối với người có công với cách mạng là một trong những chính sách lớn, quan trọng của Đảng, Nhà nước, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Nhận thức rõ điều này, những năm qua, Chính phủ, ngành Lao động – thương binh và xã hội đã luôn quan tâm, tạo thuận lợi cho người dân trong giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực người có công.
Ngày Thương binh liệt sỹ 27/7, bên cạnh những hoạt động như thăm hỏi, tặng quà các gia đình chính sách, các bạn trẻ vùng cao Bắc Kạn còn tổ chức giúp đỡ các gia đình chính sách neo đơn bằng ngày công lao động.
Đang phát
Live