Chuyên đề: "Nhìn lại cải cách môi trường đầu tư kinh doanh năm 2020, giải pháp nào thúc đẩy mạnh mẽ cho năm 2021".Hai vị khách mời sẽ tham gia bàn luận về nội dung này là:- Ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.- Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Luật Basico.Thực hiện cuộc trao đổi - BTV Trung Hiếu.
Công tác cải cách thủ tục hành chính thời gian qua đã thực chất chưa? Những vấn đề gì cần đặt ra và rút kinh nghiệm để giảm tối đa những phiền hà, nhũng nhiễu cho người dân, doanh nghiệp cũng như thích ứng với công cuộc chuyển đổi số, xây dựng Chính phủ điện tử ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay? Đây là nội dung của Câu chuyện thời sự BTV Nguyên Long bàn luận với khách mời là bà Nguyễn Minh Thảo – Trưởng ban môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, Viện nghiên cứu & Quản lý kinh tế Trung ương.
Quá trình cải cách thể chế kinh tế 5 năm qua tác động rõ nét, đóng góp quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu phát triển trong giai đoạn 5 năm 2016-2020 và Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2010-2020. Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế trong giai đoạn vừa rồi, khiến chất lượng thể chế chưa theo kịp tiến trình phát triển của đất nước. Dự thảo Văn kiện đại hội đảng toàn quốc lần thứ XIII, Báo cáo tổng kết thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2011-2020, xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021-2030, xác định tiếp tục đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược về thể chế, nguồn nhân lực và hạ tầng, để tạo bước tăng trưởng nhanh và bền vững cho nền kinh tế. Mời quý vị và các bạn cùng phóng viên Đài TNVN nhìn lại để thấy những thành công, nhận diện những tồn tại, từ đó nêu những gợi mở trong xây dựng thể chế kinh tế nước ta trong giai đoạn tới.
Sóng gió thi cử năm 2018 đã cho thấy tầm quan trọng của việc tổ chức đánh giá kết quả giáo dục độc lập với các trường và các địa phương, một việc thường do các trung tâm khảo thí độc lập thực hiện ở các nước. Đã có rất nhiều ý kiến về việc cần có những trung tâm như thế để tổ chức đánh giá năng lực/kết quả đào tạo của thí sinh nhiều lần trong năm. Các trường có thể tham khảo kết quả này trong việc xét tuyển. Ai cũng thấy phương án này tốt hơn so với việc thi chung trước đây, hoặc “2 trong 1” như các năm vừa qua, hoặc từng trường tổ chức thi riêng. Thế nhưng vấn đề là, làm thế nào để tiêu cực không chuyển từ nơi này sang nơi khác, hay nói cách khác, làm thế nào để những trung tâm khảo thí như thế thực sự độc lập và cho ta những kết quả đáng tin cậy? Chúng tôi bàn chủ đề: Xét tuyển ĐH giai đoạn 2021-2025: Thành lập trung tâm khảo thí độc lập – liệu có là lối ra cho cải cách tuyển sinh?” với sự tham gia của TS Lê Đông Phương, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu giáo dục đại học và nghề nghiệp, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam; Ủy viên Hội đồng quốc gia giáo dục và phát triển nhân lực.
Nội dung chính:- Cải cách kinh tế để nâng cao tính chống chịu và hướng tới phát triển bền vững.- Nâng cao chất lượng và hiệu quả lập Báo cáo tài chính Nhà nước, góp phần minh bạch nền tài chính công.- Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giúp phát triển thị trường cho các sản phẩm mang tính vùng miền ở Gia Lai.
* Tự hào 17 năm Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam. * Hà Nội đẩy mạnh giao thương, kết nối cung cầu hàng hóa. *Cải cách thể chế cần theo kịp nhịp phát triển kinh tế số
Trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa 14 vừa diễn ra, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng khi trả lời chất vấn của các Đại biểu Quốc hội về một số nội dung liên quan tới cải cách thủ tục hành chính, xây dựng Chính phủ điện tử đã cho biết, nhờ tăng cường đẩy mạnh những nội dung này nên mỗi năm tiết kiệm được tới gần 15 nghìn tỷ đồng. Tính từ đầu nhiệm kỳ Chính phủ khóa XIV đến nay, Chính phủ đã cắt giảm, đơn giản hóa hơn 1.000 thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong thực hiện các dịch vụ liên quan đến cơ quan hành chính Nhà nước. Nhiều địa phương đã thành công bước đầu trong thực hiện chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số. Những nỗ lực của các bộ, ngành địa phương trong xây dựng chính phủ điện tử là nội dung chúng tôi đề cập trong chương trình Chính phủ với người dân hôm nay.
Một trong những nội dung được người dân đặc biệt quan tâm trong Dự án Luật cư trú sửa đổi, dự kiến được Quốc hội khóa 14 thông qua tại Kỳ họp thứ 10 là quy định quản lý công dân bằng mã định danh cá nhân thay thế sổ hộ khẩu giấy.Việc bỏ hộ khẩu giấy sẽ góp phần tiến tới công khai, minh bạch, đơn giản hóa giấy tờ, giảm thời gian, chi phí, xóa bỏ các thủ tục hành chính còn rườm rà, dễ bị lợi dụng để gây phiền hà cho người dân. Bên cạnh đó còn bảo đảm tốt hơn việc thực hiện quyền tự do cư trú của công dân theo Hiến pháp.
Dự án Luật Cư trú sửa đổi nhận được nhiều sự quan tâm của đại biểu Quốc hội và người dân bởi chính sách thay thế việc quản lý cư trú gồm thường trú, tạm trú từ sổ giấy sang quản lý bằng mã số định danh cá nhân và việc bỏ các quy định riêng về điều kiện đăng ký thường trú vào thành phố trực thuộc Trung ương. Thảo luận tại hội trường đa số đại biểu Quốc hội cho rằng, xây dựng Chính phủ điện tử từ quản lý số hóa toàn diện hộ khẩu, cần đẩy nhanh cải cách thủ tục hành chính sổ hộ khẩu, đặc biệt tiến tới số hóa toàn diện hộ khẩu, tạm trú
- Cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu, giúp doanh nghiệp giảm gánh nặng kiểm tra chuyên ngành. - Liên kết doanh nghiệp phát triển Công nghiệp hỗ trợ trong lĩnh vực Dệt may. - Chuyên mục Cà phê doanh nhân: “Nữ doanh nhân thời 4.0: mạnh dạn thôi chưa đủ”.
Đang phát
Live