- Triển vọng cải cách mạnh mẽ môi trường kinh doanh giai đoạn 2021-2025- Bài học từ sự chủ động cải cách ở các ngành và địa phương- Chỉ sô Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI 2020 của Tp.HCM dậm chân tại chỗ và yêu cầu mới.
Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh PAPI là công cụ người dân tham gia giám sát hiệu quả của chính quyền trong việc thực thi chính sách đến cấp cơ sở. Sau khảo sát thí điểm vào năm 2009 và thực hiện trên quy mô lớn hơn vào năm 2010, khảo sát PAPI đã tiến hành trên phạm vi toàn quốc từ năm 2011. Trong suốt 12 năm qua, trên 146.200 lượt người dân được chọn ngẫu nhiên trên phạm vi toàn quốc đã tham gia đánh giá hiệu quả quản trị và hành chính công từ trải nghiệm tương tác trực tiếp với chính quyền các cấp thông qua nghiên cứu PAPI. Theo Báo cáo PAPI năm 2020 vừa được Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) công bố, điểm nổi bật là hiệu quả quản trị và hành chính công trong nhiệm kỳ 2016-2021 của Chính phủ liên tục được cải thiện. Đặc biệt, chỉ số Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công được cải thiện mạnh mẽ nhất.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chủ trì thông qua Tuyên bố Chủ tịch của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc do Việt Nam đề xuất nhằm khẳng định sự gắn kết giữa Liên Hiệp Quốc/ Hội đồng bảo an và các tổ chức khu vực trong ngăn ngừa, giải quyết xung đột với xây dựng lòng tin và đối thoại là những thành tố thiết yếu.- Thủ tướng chính phủ yêu cầu các địa phương thực hiện các giải pháp nghiêm cấm việc trục lợi, nâng giá vật liệu xây dựng phục vụ dự án cao tốc Bắc - Nam.- Đồng chí Miguel Díaz-Canel được bầu giữ chức vụ Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Cu ba.- Liên minh Châu Âu chỉ trích việc Nga dồn hơn 150 ngàn quân về biên giới với Ukraina, giữa lúc căng thẳng giữa EU và Nga leo thang trong một loạt các vấn đề.
10,13 tỷ USD là tổng số vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2021. Theo nhìn nhận của nhiều doanh nghiệp ngoại, Việt Nam vẫn là quốc gia có môi trường đầu tư an toàn, hấp dẫn nhất khu vực châu Á trong những năm tới. Để có được kết quả này, một trong những khâu đột phá được thực hiện đó là cải cách hành chính, góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy kinh tế - xã hội ngày càng phát triển. Cải cách hành chính được nhiều địa phương xác định là nhiệm vụ trong tâm và được đưa vào Nghị quyết Đại hội đảng bộ nhiệm kỳ này, do đó đã có nhiều mô hình, cách làm sáng tạo nhằm tạo thuận lợi nhất cho người dân và doanh nghiệp.
TPHCM xác định đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính là khâu đột phá để tạo môi trường thuận lợi, minh bạch cho hoạt động của người dân và doanh nghiệp. Năm 2021 cũng được TPHCM chọn chủ đề là “Năm thực hiện chính quyền đô thị và cải thiện môi trường đầu tư”, công tác cải cách hành chính lại càng được quan tâm để làm sao tạo môi trường đầu tư thuận lợi, giảm phiền hà cho người dân và doanh nghiệp. Trong nỗ lực đó của thành phố, đã có nhiều mô hình hay, nhiều sáng tạo được chính quyền đưa vào áp dụng, tạo hiệu ứng tích cực.
Quá trình thực hiện cải cách hành chính thời gian qua gắn với triển khai thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2011-2020 đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước ta và đặt biệt góp phần tiết kiệm hàng chục tỷ đồng mỗi năm.
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một chủ trương lớn, đúng đắn của Đảng và Nhà nước, góp phần thực hiện nhiều mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội quan trọng của đất nước. Đặc biệt trong bối cảnh chiến tranh thương mại giữa một số nước, dịch bệnh hoành hành, các Hiệp định thương mại song phương và đa phương mà VN ký kết với nhiều nước, khu vực trên thế giới đang mở ra nhiều cơ hội về thu hút nguồn vốn quan trọng này. Tuy nhiên, so với những chính sách ưu đãi được hưởng, đóng góp của khu vực kinh tế này đối với nền kinh tế vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Trong bối cảnh hiện nay, đứng trước cơ hội và thách thức, Việt Nam cần có các giải pháp đồng bộ để thu hút FDI có hiệu quả. Chương trình Dòng chảy kinh tế hôm nay, với chủ đề “Tạo bước chuyển trong thu hút đầu tư nước ngoài- những hạn chế cần khắc phục” sẽ phân tích rõ hơn vấn đề này:
Một trong những dấu ấn nổi bật của Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021 đó là cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; đổi mới phương thức làm việc của các cơ quan hành chính nhà nước gắn với xây dựng Chính phủ điện tử. Chương trình Đối thoại hôm nay, với sự tham gia của 2 vị khách mời là Giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường và PGS.TS Ngô Thành Can, Học viện Hành chính Quốc gia, chúng tôi sẽ cùng bàn luận và làm rõ hơn những thành tựu trong công tác cải cách hành chính của Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021.
Những năm gần đây, Quảng Bình được đánh giá là một trong những tỉnh có môi trường đầu tư kinh doanh tốt. Địa phương này đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, từng bước giải quyết được tình trạng nhiều thủ tục rườm rà trước đây. Tỉnh Quảng Bình tiếp tục cải cách hành chính theo hướng rút ngắn thời gian hoàn thành, chú ý đến sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp.
Nội dung chính:- Cải cách môi trường kinh doanh: Ổn định trước mắt, bền vững lâu dài.- Cải cách kiểm tra chuyên ngành: Triển khai hiệu quả mô hình mới từ năm 2022.- Các hệ thống phân phối “chung tay” giải cứu nông sản ở Hải Dương.
Đang phát
Live