Nội dung chính:- Cải cách hành chính ngành ngân hàng: Tiên phong trong bối cảnh mới.- Các ngân hàng thương mại tiếp tục nỗ lực hỗ trợ lãi suất giúp doanh nghiệp và người dân ứng phó với khó khăn từ dịch Covid-19.- Diễn biến của lãi suất tiền gửi ngân hàng thương mại trong tuần đầu tháng 2 này.
Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý có chất lượng, đáp ứng tốt yêu cầu của công cuộc đổi mới ở các ngành, các cấp luôn là vấn đề hết sức quan trọng. Chính vì vậy, việc tổ chức thực hiện Đề án “Thí điểm đổi mới cách tuyển chọn cán bộ lãnh đạo quản lý cấp vụ, cấp sở, cấp phòng” được quan tâm đặc biệt nhằm phát hiện, thu hút, trọng dụng những người có đức, có tài, phát huy được phẩm chất, trình độ, năng lực.
Nội dung chính:* Đổi mới mô hình tăng trưởng - Những vấn đề đặt ra đối với nền kinh tế Việt Nam.* Kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2021 và định hướng chính sách.
Bất chấp khó khăn đến từ đại dịch Covid-19, với sự nỗ lực của Chính phủ và bộ, ngành, doanh nghiệp, năm qua, hội nhập và thương mại Việt Nam đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Vị thế đạt được từ bước tiến trong năm 2020 cùng kết quả trong triển khai hội nhập kinh tế quốc tế nhiều năm qua sẽ tạo ra những động lực vượt trội giúp nước ta thực hiện các mục tiêu tăng trưởng, tiếp tục đổi mới toàn diện, đồng bộ, đưa đất nước vững bước tiến lên, hiện thực hóa những tầm nhìn và khát vọng phát triển trong giai đoạn chiến lược mới.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể vay vốn lãi suất 2-4% từ Quỹ phát triển - Cải cách thể chế kinh tế - những gợi mở cho giai đoạn tới - Chuyên mục Cafe doanh nhân là cuộc trò chuyện giữa BTV Hà Nho với nữ doanh nhân Đỗ Thị Loan, Giám đốc Công ty xăng dầu Petex Hải Phòng về trách nhiệm doanh nhân với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Giảm ban hành văn bản cấp thông tư cho thấy chất lượng thể chế kinh doanh tốt hơn. Đây là một trong những nhận định tích cực đáng chú ý tại Báo cáo Dòng chảy pháp luật kinh doanh năm 2020, được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam công bố mới đây. Nhưng bên cạnh đó, Báo cáo cũng ghi nhận vẫn còn những tồn tại, vướng mắc “cố hữu” về thể chế kinh doanh chưa được sửa đổi, như việc gia tăng biện pháp quản lý quá mức cần thiết, hoặc có những can thiệp không cần thiết vào thị trường. Thực tế này cho thấy, thúc đẩy cải cách thể chế kinh doanh cần cách tiếp cận mới trong bối cảnh mới, chú trọng vào hiệu quả thực thi chính sách. Chúng tôi bàn luận về nội dung này với sự tham gia của khách mời là ông Phan Đức Hiếu, phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương.
Ngay khi chuyển sang năm mới 2021, chính phủ Nga đã bắt tay triển khai cải cách toàn bộ hệ thống quản lý nhà nước. Đây là cuộc cải cách hành chính công lớn nhất trong nhiều năm trở lại đây tại Liên bang Nga, đặt ra không ít khó khăn và thách thức cho chính quyền Tổng thống Vladimir Putin. Dự kiến, quá trình triển khai sẽ diễn ra trong vòng 3 tháng và sẽ ảnh hưởng đến 45 bộ, ban, ngành cũng như cắt giảm hàng chục nghìn nhân viên trên toàn quốc. Đâu là những nội dung trọng tâm cũng như kỳ vọng của chính quyền Mát-xcơ-va với bước đi quyết liệt này? Những khó khăn và thách thức nào đang chờ đợi nước Nga để có thể tiến hành cải cách triệt để và hiệu quả?
Năm 2020 đã kết thúc, năm mới 2021 đã đến. Nhìn lại 1 năm qua, dưới sự Lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành và sự chung sức, đồng lòng, nỗ lực vượt bậc của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân, nước ta đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách và đạt được những thành tựu rất quan trọng, toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực, tạo nhiều dấu ấn nổi bật trong năm 2020 và 5 năm 2016 - 2020. Trong bài phát biểu khai mạc Hội nghị Chính phủ với địa phương diễn ra vào những ngày cuối năm 2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh, năm 2020 có thể được xem là năm thành công nhất trong 5 năm nhiệm kỳ về ý chí và tinh thần vượt khó vươn lên của cả dân tộc.Trong những thành công chung của đất nước trong năm qua, không thể không nhắc đến những thành tựu, những dấu ấn quan trọng trong công tác cải cách hành chính, làm tiền đề để tạo ra những thay đổi căn bản cho năm 2021, mang lại nhiều niềm vui hơn cho người dân và doanh nghiệp.Đây là nội dung được bàn luận trong Chương trình Đối thoại hôm nay với chủ đề “Cải cách hành chính và những tín hiệu vui trong năm mới 2021” với sự tham gia của 2 vị khách mời: Tiến sỹ Tô Hoài Nam, Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, thành viên Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát các văn bản pháp luật và PGS.TS Ngô Thành Can, Học viện Hành chính Quốc gia.
Thời gian qua, công tác cải cách hành chính luôn được Chính phủ, Thủ tướng chính phủ quan tâm, chú trọng và coi đây là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị - xã hội, nhằm sửa đổi toàn diện hệ thống hành chính nhà nước, giúp cơ quan nhà nước hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn, phục vụ nhân dân, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội tốt hơn trong tình hình mới. Trong tiến trình đó, ngành Tài chính nói chung và ngành Hải quan nói riêng đã nỗ lực đẩy mạnh triển khai cải cách hiện đại hóa trên tất cả các lĩnh vực và đã được Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao.
- Dự Hội nghị tổng kết ngành tư pháp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu công tác xây dựng thể chế pháp luật phải theo kịp thực tiễn, nếu không sẽ lạc hậu, kìm hãm sự phát triển của đất nước.- Vì một Việt Nam Hùng Cường có bài viết: Cải thiện năng suất lao động – yêu cầu đầu tiên nâng cao sức cạnh tranh và phát triển bền vững.- Tại diễn đàn phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam 2020 nhiều giải pháp sáng tạo, ý tưởng đột phá được đề xuất, nhằm phát triển doanh nghiệp số trong tương lai gần.- Trong bối cảnh virus SARS-CoV2 biến chủng tại Anh làm tăng mức độ lây nhiễm lên 70%, Việt Nam tăng cường thực hiện nghiêm các biện pháp cách ly, theo dõi chặt chẽ sức khỏe người nhập cảnh, không để lây nhiễm ra cộng đồng.- Dịch Covid đã lây lan tới Châu lục Nam cực, châu lục cuối cùng trên trái đất.
Đang phát
Live