- Ngăn chặn các nguy cơ dịch bệnh từ “vùng lõm” tiêm chủng - nhìn từ câu chuyện dịch bạch hầu .- Tìm hiểu sáng kiến nhà chờ xe buýt công nghệ cao, chống Covid-19 ở Hàn Quốc.-Quán cà phê Maldives – biến ước mơ thành hiện thực ở dải Gaza.- Làm gì để áo dài trở thành di sản của nhân loại?
Tại cuộc thi tay nghề thế giới lần thứ 45 năm 2019, với 726 điểm chỉ kém thí sinh đạt huy chương vàng 4 điểm, Trương Thế Diệu, 22 tuổi, quê ở Nghệ An, thuộc Viện Đào tạo kỹ năng nghề DENSO Việt Nam đã xuất sắc giành huy chương bạc môn nghề phay công nghệ cao. Đây là thành tích cao nhất của đoàn Việt Nam sau 7 lần tham dự kỳ thi tay nghề thế giới Woldskills. Với thành tích đạt được, Trương Thế Diệu vừa được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao tặng Huân chương lao động hạng nhì và được Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tuyên dương là 1 trong 10 gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2019 trong lĩnh vực sản xuất. BTV Thu Hiền trò chuyện với chàng trai giỏi nghề Trương Thế Diệu để hiểu hơn về nghề phay công nghệ cao.
Cuộc chiến công nghệ Mỹ - Trung trong tuần tiếp tục nóng với nhiều diễn biến mới. Ngày 6/8, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ban hành các sắc lệnh cấm mọi giao dịch với 2 công ty của Trung Quốc gồm ByteDance - chủ sở hữu ứng dụng chia sẻ video TikTok và Công ty Tencent - chủ sở hữu ứng dụng nhắn tin WeChat. Các sắc lệnh sẽ có hiệu lực trong 45 ngày tới. Các sắc lệnh này được ban hành trong bối cảnh chính quyền của Tổng thống Trump trong tuần thông báo đẩy mạnh các biện pháp “thanh lọc” những ứng dụng không đáng tin cậy của Trung Quốc trong mạng lưới công nghệ số ở Mỹ. Tổng thống Trump cũng gọi những ứng dụng như TikTok và WeChat là “những mối đe dọa nghiêm trọng”. Có ý kiến cho rằng, không phủ nhận yếu tố “an ninh” mà Mỹ đưa ra nhưng “tảng băng chìm” lại là việc Mỹ đang thực sự lo ngại về tốc độ phát triển quá nhanh của Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ, có thể lấn át Mỹ và thống lĩnh thị trường toàn cầu. Để có phân tích sâu về cuộc chiến công nghệ giữa 2 “ông lớn” Mỹ - Trung, chúng tôi có cuộc trao đổi với chuyên gia Trần Thanh Tuấn, Thông tấn xã Việt Nam.
Theo thông tin từ Công đoàn Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng, hiện đã có 4 công ty tại 4 khu công nghiệp có công nhân nhiễm COVID-19. Thông tin này khiến gần 4 nghìn công nhân lao động đang làm việc tại các công ty này vô cùng lo lắng, hoang mang.Khách mời là ông Nguyễn Duy Minh, Chủ tịch Liên đoàn lao động thành phố Đà Nẵng sẽ trao đổi về vấn đề này.
Rác thải chỉ có thể biến thành tài nguyên khi được phân loại từ nguồn và sử dụng công nghệ xử lý phù hợp. Chính vì vậy, cần tuyên truyền để người dân thấy được lợi ích của phân loại rác và xây dựng hạ tầng thu gom rác tiện lợi, phù hợp là những giải pháp được kỳ vọng có thể giải được bài toán khó này. Bài cuối trong Loạt bài “Vỡ trận rác thải và Bài toán quy hoạch, công nghệ” có nhan đề: "Đi tìm lời giải cho bài toán xử lý rác thải".
- Sóc Trăng: Hàng trăm ha lúa có nguy cơ mất trắng do mưa lớn.- Tuyên truyền cho bà con ngư dân nắm rõ pháp luật biển để vươn khơi an toàn.- Hải Phòng – chuyên nghiệp hóa trong sản xuất Rau an toàn.- Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao cần chuỗi liên kết bền chặt.
Liên quan đến câu chuyện cạnh tranh Mỹ- Trung trong lĩnh vực công nghệ, từ Tik Tok gần như xuất hiện trên trang nhất của hầu hết các hãng tin và tờ báo lớn của thế giới. Các thông tin xoay quanh tối hậu thư mà Tổng thống Mỹ Trump đưa ra cho Công ty mẹ của Tik Tok là ByteDance. Công ty này sẽ buộc phải bán lại Tik Tok cho gã khổng lồ công nghệ Mỹ Microsoft hoặc 1 công ty nào khác của Mỹ trong vòng 45 ngày tới, với hạn chót là ngày 15/9. Nếu không, ứng dụng này sẽ bị cấm hoạt động tại Mỹ. Trước sức ép lớn từ chính quyền Mỹ, liệu Công ty ByteDance có phải “bán nhanh” đứa con cưng Tik Tok của mình.
Trong thời kỳ công nghệ 4.0, các doanh nghiệp Việt gặp thách thức không nhỏ trong các vấn đề như: kinh doanh, gia tăng doanh số, quảng cáo cho doanh nghiệp, chăm sóc khách hàng… Dương Đức Vũ hiện là Giám đốc điều hành của Công ty Cổ phần ứng dụng công nghệ Ibot đã giải quyết những khó khăn này của doanh nghiệp bằng cách ứng dụng khoa học- công nghệ mới vào thực tế cuộc sống. Vậy điều gì đã giúp một doanh nghiệp khởi nghiệp non trẻ vừa đi vào hoạt động được hơn 1 năm đứng vững được trên thị trường? Cuộc trò chuyện giữa phóng viên Mai Hồng với chàng trai trẻ đầy nghị lực Dương Đức Vũ về bí quyết thành công của chàng trai trẻ quê đất Cảng Hải Phòng này. *Dự án tham gia: Ibot - giải pháp tự động hóa bán hàng và marketing, đại diện: Dương Đức Vũ- sáng lập Chương trình nằm trong chuỗi hoạt động truyền thông điển hình khởi nghiệp thuộc Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025 (Đề án 844) năm 2019-2020 do Trung tâm Chuyển giao Tri thức và Hỗ trợ Khởi nghiệp - Đại học Quốc gia Hà Nội (CSK) và Ban Thời sự VOV1 - Đài Tiếng nói Việt Nam phối hợp thực hiện. Video giới thiệu về dự án do CSK sản xuất:http://csk.edu.vn/du-an-ibot-s337.html
Theo quyết định 490 của Thủ tướng Chính phủ ngày 7/5/2018, Chương trình mỗi xã một sản phẩm - OCOP triển khai hơn 2 năm qua đã tạo ra hàng nghìn sản phẩm hàng hóa đa dạng ở hầu hết các địa phương trên cả nước. Tuy vậy, nhiều sản phẩm OCOP dù có chất lượng nhưng vẫn chưa được tiêu thụ rộng rãi trong nước, chưa nhận được nhiều sự quan tâm của du khách quốc tế. Vậy giải pháp nào phát triển thị trường cho sản phẩm OCOP? Đây là nội dung được bàn luận với khách mời là ông Đặng Văn Cường, Trưởng phòng Quản lý Chương trình quốc gia mỗi xã một sản phẩm, Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và ông Lưu Đức Khải, Phó Trưởng Ban Các vấn đề xã hội, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Đầu tư cho khoa học công nghệ (KHCN), đổi mới công nghệ là đòi hỏi cấp thiết trong bối cảnh hội nhập quốc tế và đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam. Rất nhiều doanh nghiệp đã nhận thức được vấn đề này nên đã và đang triển khai các hoạt động đầu tư cho nghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệ. Vậy nên câu chuyện “gắn kết giữa các nhà khoa học với doanh nghiệp" sẽ được trao đổi với hai khách mời: PGS.TS. Hà Quý Quỳnh- Trưởng ban Ứng dụng và phát triển công nghệ (Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam) và ThS. Nguyễn Quang Thái – Chủ tịch HĐQT Công ty Dược Thái Minh.
Đang phát
Live