Trong nhiều năm qua, trong nền khoa học nước nhà, nhiều công trình của các nhà khoa học nữ của Việt Nam được ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống, trong công tác chăm sóc sức khỏe và phát triển nông nghiệp công nghệ cao, góp phần nâng cao hình ảnh của đất nước, con người Việt Nam đối với giới khoa học quốc tế. Đồng thời những công trình khoa học này đã tích cực hỗ trợ cho sự giao lưu, hợp tác quốc tế và phát triển của nền khoa học của Việt Nam trong tiến trình hội nhập. Cùng nghe câu chuyện về nhà khoa học nữ-Tiến sĩ Đào Kim Nhung-người đã có những nghiên cứu, ứng dụng đầy nhiệt huyết, kiên trì, không mệt mỏi trong lĩnh vực công nghệ sinh hóa nước nhà.
Là Tiến sỹ Kỹ thuật, với hơn 20 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực quản lý giáo dục và đào tạo, song với niềm đam mê đưa công nghệ thông minh vào cuộc sống, ông Trần Khắc Thạc đã cùng một số cộng sự xây dựng Công ty Cổ phần Phát triển Thương mại và Dịch vụ WeSmart từ năm 2014. Đội ngũ lãnh đạo của WeSmart đã nghiên cứu và phát triển một giải pháp tổng thể Nhà thông minh, để giúp người sử dụng có thể trải nghiệm các tiện ích của công nghệ, giúp cho cuộc sống thông minh hơn. Phóng viên Mai Hạnh trò chuyện với Tiến sỹ Trần Khắc Thạc - Giám đốc Dự án Nhà thông minh WeSmart, Công ty Cổ phần Phát triển Thương mại và Dịch vụ WeSmart - về những đam mê đưa công nghệ thông minh vào cuộc sống:
- Hướng dẫn nông dân chăm sóc cây trồng sau mưa lũ. - Bình Dương thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp. - Cần nâng cao hệ thống hạ tầng cảng cá. - Bạc Liêu xây dựng Nông thôn mới nhận được đồng thuận người dân. - Nhịp cầu nhà nông: Chăm sóc nhãn sau thu hoạch.
Tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin, Đại học Bách khoa Hà Nội, chị Nguyễn Thị Minh Khuê “đầu quân” ngay cho 1 Tập đoàn Công nghệ thông tin có tên tuổi.. Song, ngay từ rất sớm khi nhóm đồng nghiệp cùng nhận thấy tiềm năng thương mại điện tử tại Việt Nam, 5 người đã quyết định rời công ty cũ, để thành lập một công ty khởi nghiệp với tên gọi lúc đầu là DKT, sau đổi tên thành Sapo. Phóng viên Mai Hạnh trò chuyện với chị Nguyễn Thị Minh Khuê - Đồng sáng lập Công ty Cổ phần Công nghệ Sapo - về những kinh nghiệm khởi nghiệp với nền tảng thương mại điện tử:
Tối 25/9, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức lễ trao giải sáng tạo Khoa học-Công nghệ và khởi nghiệp đổi mới năm 2020 cho 54 tác giả trên địa bàn tỉnh. Từ các ý tưởng sáng tạo khoa học công nghệ, những sản phẩm khoa học đã có thể ứng dụng vào thực tiễn. Cũng từ các ý tưởng sáng tạo, đã kích hoạt được tinh thần khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, tạo nên các starup thành công và góp phần xây dựng một hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thật sôi nổi. Phản ánh của CTV Quốc Khánh.
Có một thực tế là: nhiều bậc phụ huynh, đặc biệt phụ huynh khu vực nông thôn, vẫn mang nặng suy nghĩ: cho con cái đi học nghề ra trường công việc sẽ không ổn định, khó khăn vất vả, lương thấp và chẳng có cơ hội thăng tiến so với các bạn học Đại học hoặc cao hơn. Bên cạnh đó, với số lượng hàng nghìn ngôi trường đào tạo nghề, với rất nhiều mã ngành mới được mở, sự lựa chọn của các học viên, các bậc phụ huynh quả thực không hề dễ dàng.
Là kỹ sư ngành bưu chính viễn thông, nhưng anh Lê Ngọc Anh có niềm đam mê đặc biệt với kinh doanh. Anh Ngọc Anh đã thực hiện rất nhiều ý tưởng kinh doanh, từ mở cửa hàng bán rau, bất động sản, bán đầu thu, thẻ học thông minh, cho đến lúc thua lỗ, trong túi chỉ còn 5 triệu đồng. Anh Lê Ngọc Anh đã làm gì với số tiền ít ỏi này, để giờ đây thành công với Thương hiệu Bảng gỗ Kabi - Chuyên thiết kế bảng gỗ định vị thương hiệu cho các cửa hàng? Cùng trò chuyện với anh Lê Ngọc Anh - Giám đốc điều hành Công ty Cổ phần Công nghệ và Thương mại Quốc tế Anh Tú - về bí quyết không ngừng khởi nghiệp dù đã gặp nhiều thất bại.
Ngành công nghệ thông tin (IT) toàn cầu bao gồm các lĩnh vực như phần cứng, phần mềm và dịch vụ, viễn thông và các công nghệ mới nổi bao gồm các giải pháp dịch vụ với sự hỗ trợ của Internet vạn vật (Internet of Things - IoT) và công nghệ tự động hóa. Ngành công nghệ thông tin toàn cầu được dự đoán sẽ đạt giá trị 5,2 nghìn tỷ đô vào năm 2020, với mức chi tiêu toàn cầu tăng 3,7%. Để tìm hiểu kỹ hơn về lĩnh vực công nghệ, xu hướng ngành công nghệ thông tin và quá trình đào tạo nguồn nhân lực có đầy đủ điều kiện đáp ứng với nhu cầu thị trường lao động, ở chương trình hôm nay chúng ta sẽ cùng trao đổi với 2 vị khách mời là: Ông Lê Ngọc Tuyển - Giám đốc sản xuất chi nhánh Nash Tech tại Hà Nội; Ông Kiều Quang Thắng - Giám đốc tuyển sinh Trường Cao đẳng Quốc tế BTEC FPT.
- Chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, Chính phủ kiên định mục tiêu kép vừa chống dịch thành công vừa phát triển kinh tế xã hội.- Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao trực tuyến G20. Các Bộ trưởng nhất trí đoàn kết, hợp tác, phối hợp toàn cầu và khu vực để thế giới vượt qua cuộc khủng hoảng Covid-19.- Đài Tiếng nói Việt Nam ra mắt nền tảng nội dung số VOVlive và bộ nhận diện thương hiệu mới, chào mừng 75 năm thành lập.- Nguyên Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai lên tiếng về vụ việc Công ty Cổ phần công nghệ y tế BMS nâng khống nhiều lần giá trị hệ thống thiết bị y tế và bán cho Bệnh viện này nhằm chiếm đoạt tiền của người bệnh.- Liên minh Châu Âu cân nhắc trừng phạt Nga sau vụ chính trị gia đối lập bị trúng độc thuộc dòng Novichok mà phương Tây cáo buộc chỉ Nga mới có thể sản xuất.
Hàn Quốc là một trong những quốc gia kiểm soát dịch Covid-19 tương đối nhanh chóng và dần đưa cuộc sống trở lại bình thường. Quốc gia này cũng đang sử dụng công nghệ cao theo nhiều cách khác nhau để giành lợi thế trong cuộc chiến chống lại đại dịch. Một trong số đó là sáng kiến nhà chờ xe buýt với cửa kiểm tra thân nhiệt và đèn khử trùng bằng tia cực tím có thể tiêu diệt virus Sars Cov2. Hiện thiết bị này đang được triển khai tại thủ đô Seoul.
Đang phát
Live