Hơn 63 nghìn người dân thiệt thòi, chủ yếu ở nông thôn, vùng sâu vùng xa đã được Tổ chức tài chính vi mô Tình Thương (TYM) và Quỹ Châu Á trang bị các kỹ năng công nghệ thông tin quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế số. Đây là thông tin được đưa ra tại hội thảo “Nâng cao năng lực tiếp cận công nghệ số cho khách hàng tài chính vi mô góp phần mở rộng cơ hội kinh doanh và việc làm đối với phụ nữ” tại Hà Nội chiều 27/11.
Trong khuôn khổ Diễn đàn Công nghệ Giáo dục EDU 4.0 (chương trình chuyển đổi số quy mô lớn nhất đầu tiên của ngành giáo dục, kết hợp triển lãm học đường) vừa được tổ chức tại Hà Nội, Công ty Công nghệ Giáo dục Open Classroom chính thức ra mắt robot Trí Nhân – người máy ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI Việt Nam đầu tiên, với nhiều ứng dụng đột phá dành cho lĩnh vực giáo dục ở cả phạm vi giảng dạy và học tập.
Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh G20 trực tuyến, đêm qua theo giờ Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham dự phiên thảo luận thứ hai với chủ đề “Xây dựng tương lai bền vững, bao trùm và có sức chống chịu”. Phát biểu tại phiên thảo luận, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các nước G20 hỗ trợ tài chính và công nghệ cho các nước đang phát triển thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững thông qua tham gia hiệu quả chuỗi cung ứng toàn cầu.
Với các quốc gia đang phát triển, nguồn lực còn hạn chế như Việt Nam, bên cạnh việc tập trung cho nghiên cứu làm chủ một số công nghệ nền tảng trong một số ngành, lĩnh vực mũi nhọn, chủ lực của quốc gia như an ninh quốc phòng, những công nghệ gắn với yếu tố dân sinh… thì một trong những hướng đi để nâng cao trình độ công nghệ, nâng cao chất lượng tăng trưởng đó là khai thác, chuyển giao công nghệ mới, hiện đại từ nước ngoài vào Việt Nam và ngược lại. “Tạo kênh kết nối, chuyển giao công nghệ giữa Việt Nam và quốc tế để nâng cao khả năng cạnh tranh và chất lượng tăng trưởng” là nội dung được chúng tôi đề cập trong chương trình Kết nối công nghệ hôm nay.
-Phỏng vấn PGS.TS Nguyễn Đăng Minh – Phó Viện Trưởng Viện Quản Trị Kinh Doanh, Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội về yêu cầu “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công nghệ thông tin để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số”.- Chuyên mục Kinh tế số là nội dung: Những lưu ý khi tham gia mua sắm trong “Ngày mua sắm trực tuyến Online Friday 2020”
Nhiều công nghệ mới, tập trung giải quyết những vấn đề mà Việt Nam đang phải đối mặt như: Công nghệ năng lượng tái tạo thông minh, công nghệ tái chế thủy tinh-nhựa-gỗ, công nghệ tế bào gốc, công nghệ sản xuất bao bì thực phẩm có thể phân hủy sinh học… đã được giới thiệu và sẵn sàng chuyển giao cho doanh nghiệp Việt tại Diễn đàn Chuyển giao công nghệ, xúc tiến đầu tư và kết nối thị trường quốc tế, do Trung tâm đổi mới sáng tạo và thích ứng với biến đổi khí hậu VCIC của Bộ Khoa học và công nghệ phối hợp với Ngân hàng Thế giới tổ chức, hôm nay, tại Hà Nội. Phóng viên Tạ Lan thông tin chi tiết.
Nhiều công nghệ mới, tập trung giải quyết những vấn đề mà Việt Nam đang phải đối mặt như: Công nghệ năng lượng tái tạo thông minh, công nghệ tái chế thủy tinh-nhựa-gỗ, công nghệ tế bào gốc, công nghệ sản xuất bao bì thực phẩm có thể phân hủy sinh học… đã được giới thiệu và sẵn sàng chuyển giao cho doanh nghiệp Việt tại Diễn đàn Chuyển giao công nghệ, xúc tiến đầu tư và kết nối thị trường quốc tế, do Trung tâm đổi mới sáng tạo và thích ứng với biến đổi khí hậu VCIC của Bộ Khoa học và công nghệ phối hợp với Ngân hàng Thế giới tổ chức, hôm nay, tại Hà Nội. Phóng viên Tạ Lan thông tin chi tiết.
Ngày 13/11/2020, Công ty Panasonic Việt Nam thông báo, trong một nghiên cứu hợp tác với Tổ chức Nghiên cứu Tiếp xúc Toàn Cầu Texcell, Texcell đã xác minh được hiệu quả ức chế vi rút SARS-CoV-2 của Nanoe™ X do tác dụng của gốc Hydroxyl (OH) bọc trong nước.
Là tỉnh có thế mạnh lớn về sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, thời gian qua Lâm Đồng luôn tập trung mọi nguồn lực để thúc đẩy ngành kinh tế động lực này phát triển. Đến nay, diện tích sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của tỉnh đã đạt trên 60.000ha, chiếm 20% tổng diện tích đất canh tác, đưa giá trị canh tác đạt 180 triệu/ha/năm, cao hơn rất nhiều so với mức bình quân chung của cả nước. Tuy nhiên, việc phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao ở Lâm Đồng đang gặp phải cản lực lớn là khó khăn về nguồn vốn. Quang Sáng, PV Đài TNVN tại Tây nguyên đề cập:
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 như hiện nay, để phát triển, không còn con đường nào khác- buộc doanh nghiệp phải đầu tư cho KHCN và đổi mới sáng tạo. Rất nhiều doanh nghiệp đã nhận thức được vấn đề này, đã và đang triển khai các hoạt động đầu tư cho nghiên cứu phát triển, thông qua việc nhận chuyển giao các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học. Nhiều công nghệ sau khi được chuyển giao đã phát huy hiệu quả, phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, tăng lợi nhuận cũng như tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa. Mặc dù mang lại hiệu quả vô cùng lớn, nhưng cũng có một thực tế là việc chuyển giao, thương mại hóa các kết quả nghiên cứu KHCN vẫn còn nhiều khó khăn, trở ngại. Câu chuyện “gắn kết nhà khoa học với doanh nghiệp” (tức bên cung và bên cầu công nghệ) dù đã được bàn nhiều, nhưng dường như vẫn còn khoảng cách không nhỏ. Vậy làm sao để thúc đẩy mối liên kết nhà khoa học- doanh nghiệp, để từ đó phát triển thị trường KHCN và xa hơn – giúp nâng cao trình độ KHCN ở Việt Nam?
Đang phát
Live