- Nhân tháng cao điểm hành động vì người nghèo, bàn về Lòng tự trọng nhìn từ chuyện "giàu thật - nghèo giả".- Cảnh giác với chiêu trò lợi dụng góp ý văn kiện Đại hội 13 của Đảng để chống phá.- Dịch vụ công trực tuyến của ngành kho bạc “bao phủ” 100% đơn vị sử dụng ngân sách ngay trong tháng 10 này.- Tiến trình đàm phán Anh - EU hậu Brexit: Vẫn bế tắc trước thời hạn chót?- Nhiều ngân hàng niêm yết, chuyển sàn-Liệu có tạo nên “sóng” tăng giá trên thị trường chứng khoán?- Các địa phương Miền Trung khắc phục hậu quả mưa lũ.- Xây dựng 10.000 nhà ở cho đồng bào nghèo-dấu ấn của nhiệm kỳ Đảng bộ tỉnh Hà Giang.- Chính phủ Argentina cấp phép sử dụng giống lúa mì biến đổi gen.
Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều vấn đề về suy thoái, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, nước biển dâng, nhất là ô nhiễm rác thải nhựa. Trong đó, các loại nhựa được dùng trong những vật dụng thường ngày từ chai nước cho đến bao bì, khi phân hủy trong tự nhiên sẽ sản sinh ra khí gây hiệu ứng nhà kính- là nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu toàn cầu. Do đó, để thích ứng và giảm thiểu những tác động xấu của biến đổi khí hậu mà Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, thì việc tìm ra các giải pháp công nghệ giúp xử lý rác thải nhựa là một trong những yêu cầu cấp bách hiện nay.
- Góc nhìn chuyên gia về đề xuất xây dựng sân bay thứ 2 ở Hà Nội.- Dư địa cắt giảm thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh hỗ trợ doanh nghiệp nhằm đạt các mục tiêu tăng trưởng.- Mỹ: biến đổi khí hậu đã góp phần làm gia tăng cường độ cháy rừng.
Trung tâm nghiên cứu Lâm nghiệp Nhiệt đới (Tropenbos) Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội thảo “Sinh kế bền vững cho phụ nữ và thanh niên trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở lưu vực sông Srêpôk, tỉnh Đắk Lắk”. H Xíu, PV Đài TNVN thường trú Tây Nguyên thông tin.
Trước tác động của biến đổi khí hậu, việc xây dựng năng lực ứng phó cho cộng đồng là một trong những vấn đề hết sức quan trọng. Bởi vậy, Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2030 đã đặt mục tiêu: giảm thiểu tính dễ bị tổn thương và rủi ro trước những tác động của biến đổi khí hậu thông qua việc tăng cường khả năng chống chịu, năng lực thích ứng của cộng đồng, các thành phần kinh tế và hệ sinh thái; thúc đẩy việc lồng ghép thích ứng với biến đổi khí hậu vào hệ thống chiến lược, quy hoạch.
Hạn hán, xâm nhập mặn... những tác động của biến đổi khí hậu đã và đang khiến ngành nông nghiệp phải chuyển đổi phương thức sản xuất, ứng dụng khoa học kỹ thuật. Đặc biệt, phải tìm ra giải pháp tiết kiệm nước phù hợp trong mọi hoàn cảnh sản xuất nông nghiệp. Nắm bắt nhu cầu này, nhiều giải pháp công nghệ trồng cây tiết kiệm nước đã được nghiên cứu và phát triển trong thời gian qua. Không chỉ thân thiện với môi trường (tiết kiệm hơn 80% nước tưới, hơn 60% năng lượng, hơn 60% phân bón), việc ứng dụng giải pháp công nghệ trồng cây tiết kiệm nước còn phù hợp với mọi người, dễ dàng lắp đặt và sử dụng ở khắp mọi nơi. Thậm chí với giải pháp này, người dân có thể không cần tưới nước cho cây trong hơn 15 ngày mà cây vẫn sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh. Khách mời là chị Huỳnh Thị Ngọc Nhi- Công ty TNHH Canh tác số 1 sẽ cùng chia sẻ về giải pháp này.
Việt Nam đang chịu những tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu. Những dạng thời tiết cực đoan diễn ra ngày càng nhiều, mưa lũ, ngập lụt ngày càng nghiêm trọng, rồi tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long thời gian qua cũng ngày một khốc liệt hơn. Biến đổi khí hậu đã và đang diễn biến nhanh hơn dự báo, buộc chúng ta phải tìm ra những giải pháp mới, ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo để thích ứng ngày càng tốt hơn.
Biến đổi khí hậu đã, đang và sẽ làm thay đổi toàn diện, sâu sắc quá trình phát triển và an ninh toàn cầu, đòi hỏi mỗi quốc gia, lãnh thổ và từng địa phương phải có phương án ứng phó. Tại Việt Nam - một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, nhiệt độ tăng, mực nước biển dâng gây ngập lụt, nhiễm mặn nguồn nước… đã và đang ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, đến các hoạt động phát triển kinh tế- xã hội, buộc chúng ta phải có những giải pháp để thích ứng tốt hơn.
Kết quả nghiên cứu mới đây của Viện nghiên cứu toàn cầu McKinsey (MGI) cho thấy, tác động của tình trạng biến đổi khí hậu tại châu Á có thể nghiêm trọng hơn nhiều so với các khu vực khác trên thế giới, ngay cả khi châu Á có nhiều cơ hội lớn để đối phó với thách thức này. Theo các nhà nghiên cứu, các đợt nắng nóng gây chết người, hạn hán, lũ lụt và bão sẽ trở nên phổ biến hơn ở châu Á - Thái Bình Dương.
- Thẻ căn cước công dân gắn chíp: có thực sự cần thiết?- Châu Á là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề từ biến đổi khí hậu.- Một số giải pháp đảm bảo an toàn thông tin trong môi trường mạng.- Điện ảnh Quân đội nhân dân vừa ra mắt phim Đỏ nhân kỷ niệm 75 năm Cách mạng Tháng Tám thành công.- Những ca khúc góp phần khích lệ tinh thần cả nước đồng lòng chống dịch Covid-19.