Hôm nay, 02/04, Nga và Belarus kỷ niệm Ngày thống nhất các dân tộc. Bất chấp các biện pháp trừng phạt, hai nước đang hợp tác hiệu quả. Điều này được Tổng thống Nga Putin cho biết trong lời chúc mừng gửi tới nhà lãnh đạo Belarus (Alexander Lukashenko), nhân Ngày thống nhất các dân tộc hai nước.
Hôm nay, thư ký báo chí của Tổng thống Nga Dmitry Peskov tuyên bố, kế hoạch triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật tại Belarus vẫn không thay đổi bất chấp phản ứng của một số quốc gia.
Thủ tướng Ba Lan Morawiecki cho rằng, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng di cư đang diễn biến căng thẳng, Ba Lan có thể tính tới biện pháp đóng cửa biên giới với Latvia. Nhiều ý kiến hoài nghi về khả năng hai nước có đủ thực lực để xử lý cuộc khủng hoảng này, trong khi Liên minh châu Âu được cho là chưa có sự hỗ trợ đủ lớn, khiến vấn đề người di cư ở khu vực biên giới Belarus vẫn trong tình thế bế tắc.
Văn hóa - khơi dậy khát vọng phát triển cho quốc gia, dân tộc.- Quản lý thị trường liên tiếp phát hiện, bắt giữ số lượng lớn hàng hoá tiêu dùng dán nhãn 'hàng hiệu' không giấy tờ.- Căng thẳng gia tăng, Ba Lan tính đóng cửa biên giới với Belarus.- Ngân hàng dồn dập tăng vốn cuối năm.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự ngày Hội đại đoàn kết tại phường Điện Biên, quận Ba Đình, TP. Hà Nội.- Thủ tướng Phạm Minh Chính trao tặng Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng cho nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan.- Hội thảo quốc tế về Biển Đông lần thứ 13 sẽ chính thức khai mạc vào ngày mai với sự tham dự của hơn 500 học giả trong và ngoài nước.- Chính quyền Nga và Belarus lên tiếng phản đối các hành động của lực lượng biên phòng Ba Lan nhằm ngăn chặn dòng người di cư tại biên giới giữa Ba Lan với Belarus
Mùa đông đang bao trùm khắp khu vực châu Âu nhưng biên giới giữa Ba Lan và Belarus lại đang “nóng” lên bởi vấn đề người di cư. Chính quyền Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko bị tố lợi dụng người tị nạn bằng cách “thúc đẩy” họ vượt biên trái phép vào Ba Lan, Latvia và Litva nhằm gây áp lực buộc EU dỡ bỏ trừng phạt áp đặt lên nước này vào năm ngoái. Trong khi Belarus và Nga liên tục bác bỏ các cáo buộc. Liệu có sự nhượng bộ nào giữ hai bên?
Cuộc khủng hoảng di cư ở khu vực biên giới Ba Lan – Bê-la-rút đến thời điểm này vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi hàng nghìn người từ Syria, Iraq và một số quốc gia Trung Đông khác vẫn đổ về khu vực này để tìm cách vào châu Âu. Trong khi đó, Bê-la-rút tuyên bố các lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu khiến nước này không còn khoản tiền cần thiết để ngăn chặn dòng người di cư. Trong bối cảnh đó, Tổng thống Nga Vladimia Putin vừa tuyên bố sẵn sàng hỗ trợ giải quyết cuộc khủng hoảng di cư này. Sự lên tiếng của Nga được thế giới đặc biệt quan tâm, bởi trước đó, Nga từng là quốc gia bị các nước châu Âu chỉ trích vì có liên quan đến việc người di cư đổ về biên giới Ba Lan – Bê-la-rút, dù Nga kiên quyết bác bỏ. Vậy Nga thực sự có vai trò như thế nào trong câu chuyện này? Phóng viên Anh Tú, thường trú Đài TNVN tại Nga cùng lý giải vấn đề này.
Trong tuần, cuộc khủng hoảng người di cư ở khu vực biên giới Belarus - Ba Lan đang diễn biến càng lúc càng căng thẳng. Cuộc khủng hoảng không chỉ tác động tiêu cực đến quan hệ song phương mà còn đang làm trầm trọng thêm căng thẳng giữa Belarus và Liên minh châu Âu (EU).
Tổng thống Nga V. Putin và Tổng thống Belarus hôm qua tham gia cuộc họp trực tuyến của Hội đồng Nhà nước Tối cao Nga – Belarus. Hai nhà lãnh đạo đã thảo luận 28 thỏa thuận thúc đẩy hội nhập giữa Nga và Belarus trong hàng loạt lĩnh vực như thương mại, lao động, tiền tệ, thuế, năng lượng, công nghiệp, nông nghiệp…, hướng tới hình thành một không gian kinh tế thống nhất giữa hai nước. Việc Nga và Belarus thúc đẩy hội nhập được cho là có lợi cho cả hai bên trong bối cảnh địa chính trị khu vực đang có nhiều diễn biến phức tạp.
Ngày 09/8, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký sắc lệnh mở rộng các biện pháp trừng phạt mà chính quyền Washington áp đặt trước đó đối với Belarus. Tài liệu tương ứng, cũng như một lá thư của nguyên thủ quốc gia gửi các nhà lãnh đạo của Quốc hội về quyết định đã được Nhà Trắng công bố.
Đang phát
Live