
Trong quá trình triển khai thực hiện các chính sách Bảo hiểm xã hội, bên cạnh những doanh nghiệp chấp hành tốt thì vẫn còn không ít doanh nghiệp trốn, nợ đóng bảo hiểm xã hội gây thiệt thòi cho người lao động, thất thu cho ngân sách Nhà nước.
Hành vi công ty trốn đóng BHXH xảy ra rất phổ biến trong nhiều năm qua. Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi 2017 có bổ sung tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế với mức chế tài nghiêm khắc như đối với những cá nhân có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, không đóng, đóng không đầy đủ bảo hiểm xã hội đã bị xử phạt hành chính mà vẫn vi phạm thì có thể bị phạt tù đến 1 năm. Nếu có tình tiết tăng nặng thậm chí còn có thể phạt ở khung cao hơn, phạt tù đến 7 năm và hành chính đến 1 tỉ đồng. Đầu năm nay, BHXH TP Hồ Chí Minh đã chuyển hồ sơ 76 doanh nghiệp nợ và trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN sang cơ quan Công an để xử lý theo Điều 216 của Bộ luật Hình sự với số tiền trốn đóng 154 tỷ đồng; Thế nhưng, hiện vẫn chưa khởi tố được vụ việc nào. Tại sao lại khó xử lý hình sự tội trốn đóng bảo hiểm xã hội đến vậy và cần phải có giải pháp gì để cải thiện thực trạng này? Ông Lê Đình Quảng, Phó Trưởng ban Quan hệ Lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Tại sao lại khó xử lý hình sự tội trốn đóng bảo hiểm xã hội ?- Nét độc đáo của Lễ mừng cơm mới của người Tày ở Bình Liêu, Quảng Ninh.- Người dân thủ đô Hà Nội hào hứng tham gia “phiên chợ” đổi phế liệu, lấy rau xanh.
Bảo hiểm xã hội - hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch Covid 19.-Long An: Những bất cập chuyện giải quyết tiền lương và bảo hiểm y tế cho F0 công nhân.-Dệt may hướng đến mục tiêu xuất khẩu 43 tỷ USD vào năm 2022.
Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới và khu vực, ngành BHXH xác định cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu nhằm đáp ứng được các yêu cầu tổ chức, thực hiện chính sách BHXH, BHYT trong tình hình mới. Vì vậy, những năm qua, BHXH Việt Nam đã triển khai mạnh mẽ ứng dụng công nghệ thông tin, theo đó đã xây dựng các phần mềm nghiệp vụ bao phủ hầu hết các hoạt động của Ngành.
Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế là những chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta, mang ý nghĩa nhân văn và góp phần bảo đảm an sinh xã hội. Tuy nhiên, đã có những người lợi dụng “kẽ hở” của pháp luật để trục lợi bảo hiểm y tế. Thời gian qua, các cơ quan chức năng đã có nhiều biện pháp để ngăn chặn, xử lý tình trạng gian lận nhằm hưởng lợi từ quỹ BHYT nhưng tình trạng này ngày càng phức tạp, tinh vi, gây tổn hại cho quỹ cũng như quyền lợi của người tham gia BHYT chân chính.
- Tìm kiếm những phương pháp mới để giúp người bệnh mạn tính sống an toàn trong đại dịch - Tầm quan trọng của bảo hiểm y tế trong đời sống nhân dân - Tỉnh Hòa Bình: Nỗ lực đảm bảo quyền lợi cho người tham gia Bảo hiểm y tế
Hiện các địa phương tăng cường phục hồi, đẩy mạnh sản xuất và công nhân sau giờ làm được về nhà sinh hoạt bình thường thì việc xuất hiện F0 trong quá trình sản xuất là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, do một số quy định chưa cụ thể rõ ràng khiến nhiều công nhân mắc Covid-19 tại các khu công nghiệp tỉnh Long An có thể không được chi trả lương, kể cả bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong thời gian điều trị COVID-19.
Thời gian qua, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã không ngừng nỗ lực thực hiện nghị quyết của Chính phủ, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, chuyển đổi tác phong làm việc từ hành chính sang phục vụ, hướng tới sự an tâm, tin tưởng, hài lòng của người dân, tổ chức, doanh nghiệp trong công tác thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội. Toàn ngành tập trung chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chuyển đổi số theo Quyết định số 749 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đồng bộ với thực hiện cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin để minh bạch hóa quy trình, thủ tục.
Tại kỳ họp thứ 2 đang diễn ra, các đại biểu Quốc hội chỉ ra rằng, chủ yếu người tham gia chọn đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện ở mức chuẩn nghèo nông thôn 700.000 đồng một tháng. Mặt khác, số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện còn khá khiêm tốn, mới đạt 2,31% tổng lực lượng lao động trong độ tuổi của đất nước. Trong khi thực tế, công nhân lao động thường làm việc trong một khoảng thời gian ngắn, tầm 5 - 10 năm, vì nhiều nguyên nhân khác nhau, như về quê, chuyển đổi ngành nghề hoặc gặp khó khăn về tài chính nên không thể tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội. Điều này dẫn đến tình trạng bán sổ bảo hiểm xã hội, gia tăng tình trạng hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng hưởng bảo hiểm xã hội một lần tăng cao và hướng khắc phục là câu chuyện được bàn luận với khách mời là bà Hồ Thị Kim Ngân, Phó trưởng Ban Quan hệ lao động, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam.