
Theo kế hoạch, Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng tổ chức tại Hà Nội, từ ngày 25/1/2021 đến ngày 2/2/2021. Càng gần đến thời điểm diễn ra sự kiện chính trị quan trọng này, các thế lực thù địch càng tăng cường các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước bằng cách tung tin thất thiệt trên mạng xã hội, nhằm gây mất đoàn kết, bôi nhọ uy tín lãnh đạo và xuyên tạc tình hình Việt Nam. Trong đó, nổi lên là thủ đoạn xuyên tạc, tung tin giả mạo về công tác nhân sự của Đại hội Đảng lần thứ 13; “sắp ghế” theo kiểu “thông tin vỉa hè” hòng chia rẽ, gây mâu thuẫn nội bộ, làm lung lạc lòng tin của người dân đối với Đảng. Nhìn thẳng Nói đúng đề cập nỗ lực đấu tranh trên không gian mạng, ngăn chặn thông tin xấu độc trước thềm Đại hội Đảng lần thứ 13 với những phân tích của PGS, TS, Đại tá Đỗ Cảnh Thìn, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Khoa học quản lý và Quản trị An ninh phi truyền thống (Đại học Quốc gia Hà Nội).
- Bộ Tài chính: Tập trung tìm giải pháp chống buôn lậu, gian lận trốn thuế trên thương mại điện tử -Chống buôn lậu, gian lận thương mại trên thương mại điện tử " khó nhưng không phải không thực hiện được"- Bài học từ Bộ công thương - Tăng cường công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận trong thương mại điện tử
“Hãy thuê tôi đi” – Dự án mang lại cuộc đời mới cho những người vô gia cư tại Thái Lan.
- Một số kết quả nổi bật của chuyến tuần tra liên hợp Việt Nam- Trung Quốc 2020 - Đảm bảo an ninh trên biển dịp cận tết nguyên đán - Tích cực tuyên truyền luật thủy sản đến ngư dân
BTV Hồ Điệp và các phóng viên Bá Thi và Đình Nam, những phóng viên Đài TNVN đã nhiều năm công tác tại Trung Đông với câu chuyện “10 năm làn sóng Mùa Xuân A-rập.
Một tin không vui cho ngành gạo Thái Lan khi năm 2020, nước này dự báo chỉ xuất khẩu được khoảng 5,7 triệu tấn gạo - giảm 12% so với năm ngoái và là mức thấp nhất trong vòng 20 năm qua. Trong nhiều năm, Thái Lan là nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới nhưng gần đây đã tụt xuống sau Ấn Độ và Việt Nam tùy tình hình mỗi năm. Nguyên nhân nào đã khiến “quán quân gạo” một thời liên tục tụt hạng? Chính phủ Thái Lan đang có những chiến lược nào để phục hồi lại lĩnh vực vốn là thế mạnh hàng đầu? Đây cũng là chủ đề của chương trình 10 phút sự kiện luận bàn ngày hôm nay: “Vì sao xuất khẩu gạo Thái Lan giảm kỷ lục trong vòng 2 thập kỷ?”
Kiểm toán Nhà nước Việt Nam - Chủ tịch Tổ chức Các cơ quan Kiểm toán tối cao châu Á chủ trì cuộc họp trực tuyến khởi động triển khai cuộc kiểm toán hợp tác quản lý nguồn nước lưu vực sông Mê Công.- Công an thành phố Hải Phòng phát hiện và bắt giữ gần 7 tạ cần sa từ nước ngoài tuồn vào Việt Nam.- Tổ chức Y tế thế giới cảnh báo tỷ lệ lây nhiễm tăng vọt do biến thể virut Sars CoV 2 ở Anh. Trong khi đó, giới y tế Đức cảnh báo, virut biến thể này cũng có khả năng đã xuất hiện tại Đức.- Thủ tướng Thái Lan cảnh báo có thể phải tái phong tỏa đất nước nếu dịch bệnh bùng phát mạnh trở lại vượt tầm kiểm soát.
Đại dịch Covid-19 đã khiến toàn bộ con tàu thương mại và du lịch quốc tế bị trật bánh từ đầu năm nay. Với những quốc gia mà du lịch là “xương sống” của nền kinh tế, việc đóng cửa do Covid-19 là một sự thiệt hại nặng nề. Thái Lan cũng là một trong số ấy. Nhằm khôi phục ngành du lịch, đất nước chùa Vàng đã có bước đi táo bạo, theo đó mở cửa cho tất cả các quốc gia trên thế giới đến du lịch. Giải pháp của Thái Lan là gì trong việc vừa thu hút khách du lịch, vực dậy ngành công nghiệp không khói, vừa đảm bảo dịch bệnh không tiếp tục lây lan trong cộng đồng?
Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định ban hành danh mục công nghệ ưu tiên nghiên cứu, phát triển và ứng dụng để chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.- Khu vực phía Nam sẽ có thêm gần 1.000km đường cao tốc trong giai đoạn 2021-2030.- Các tỉnh miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên chủ động tăng cường phòng chống đói, rét cho vật nuôi, giảm thiểu thiệt hại về chăn nuôi trong vụ Đông xuân 2020-2021.- Hội đồng Liên bang Nga thông qua luật về bảo đảm quyền miễn trừ cho các cựu Tổng thống.- Indonesia sẽ tiêm vắcxin phòng Covid-19 miễn phí cho người dân.
Trong bối cảnh Ba Lan đang cùng với Hungary kiên quyết phủ quyết ngân sách dài hạn của Liên minh châu Âu, trong đó có gói phục hồi kinh tế trị giá 750 tỷ ơ-rô, đã xuất hiện những ý kiến lo ngại rằng cuộc đối đầu căng thẳng và kéo dài giữa Ba Lan với Liên minh châu Âu (EU) có thể dẫn tới kịch bản Ba Lan rời khỏi Liên minh châu (còn gọi là Polexit). Chính phủ bảo thủ của Ba Lan do đảng Luật pháp và Công lý của Tổng thống Gia-rô-sláp Ka-xin-xky lãnh đạo từng khẳng định Ba Lan không muốn rời khỏi Liên minh châu Âu. Tuy nhiên, khi tiếng nói phản đối hội nhập châu Âu ngày càng mạnh mẽ trong chính giới Ba Lan, thậm chí là trong chính liên minh cầm quyền, giới phân tích cho rằng nếu không kiểm soát tốt mối quan hệ căng thẳng hiện nay giữa Ba Lan với Liên minh châu Âu, kịch bản Polexit có thể bị thúc đẩy một cách không mong muốn. Chuyên mục Vấn đề quốc tế sau đây với sự tham gia của bà Nguyễn Đỗ Sinh sẽ phân tích cụ thể hơn vấn đề này:
Đang phát
Live