
- Cơ chế chính sách dành cho giáo viên vùng khó khăn: Thay lời tôn vinh - Nình Bình xin phá rừng tự nhiên để khai thác đá vôi làm nguyên liệu cho nhà máy sản xuất xi măng: Liệu có lợi ích nhóm? - Cảnh báo về những rủi ro tiềm ẩn khi mua bán, cầm cố sổ BHXH để nhận trợ cấp BHXH một lần
Năm học vừa qua, cả nước và ngành giáo dục chịu tác động lớn của dịch COVID-19 và thiên tai, bão lũ để lại hậu quả nghiêm trọng. Một năm học đặc biệt trong điều kiện biến động, xáo trộn, ảnh hưởng lớn đến hoạt động dạy và học. Ngành giáo dục cùng với đội ngũ các thầy, cô giáo đã nỗ lực, vượt qua nhiều khó khăn để có thể vừa đảm bảo việc dạy và học, vừa tham gia phòng, chống dịch bệnh, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, nơi không có hoặc khó khăn để có thể tổ chức dạy - học trực tuyến. Không thể nói hết những tấm lòng, sự hy sinh của các thầy cô – thầm lặng, cống hiến tất cả vì học sinh. Chưa bàn đến chất lượng giáo dục, chỉ tính riêng về việc tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức, cùng người dân vượt qua khó khăn để đem ánh sáng tri thức đến cho con em đồng bào dân tộc đã là một thành tích cần được tôn vinh. Nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11) hôm nay chúng tôi bàn chủ đề: “Cơ chế, chính sách dành cho giáo viên vùng khó khăn: Thay lời tôn vinh” với sự tham gia của PGS.TS. Nguyễn Văn Hồng, Giảng viên Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự HNCC APEC lần thứ 27 theo hình thức trực tuyến - Việt Nam ra tuyên bố chủ tịch cấp cao ASEAN lần thứ 37 - Nhiều hoạt động kỷ niệm ngày nhà giáo Việt nam 20/11 - Bộ Y tế khai trương cổng công khai y tế thông tin 5 lĩnh vực, trong đó công khai cụ thể giá thiết bị y tế - Hà Nội cần làm rõ nguyên nhân kiểu tư vừa làm đã vỡ vụn của Dự án thay gạch lát vỉa hè - Ngoại trưởng Mỹ bất ngờ thăm cao nguyên Golan và khu định cư Do thái, những vùng đất Israel chiếm đóng trái phép của các nước láng giếng - Liên minh châu Âu vẫn chưa thống nhất được kế hoạch phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19 trị giá 1800 tỷ Ơ-rô
Là sự kiện quan trọng nhất của tuần lễ cấp cao APEC lần thứ 27, hôm nay, Hội nghị Cấp cao APEC diễn ra theo hình thức trực tuyến. Trong vai trò chủ nhà, Malaysia đề xuất chủ đề của năm APEC 2020 là “Tận dụng tiềm năng con người vì một tương lai tự cường, thịnh vượng chung” và tập trung vào 3 ưu tiên gồm: Cải thiện thương mại và đầu tư; Kinh tế bao trùm thông qua kỹ thuật và kinh tế số; Thúc đẩy bền vững sáng tạo. Năm 2020 có ý nghĩa đặc biệt đối với APEC, là năm hoàn tất thực hiện các mục tiêu Bogor và thông qua Tầm nhìn APEC đến năm 2040. Các thành viên đề cao vai trò của APEC, nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của việc xây dựng Tầm nhìn sau năm 2020. Đề cập những thông tin về Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 27, BTV Thanh Huyền trao đổi với PV Quang Trung, theo dõi đưa tin về Hội nghị cấp cao APEC tại Malaysia qua hình thức trực tuyến:
- Cơ chế chính sách dành cho giáo viên vùng khó khăn: Thay lời tôn vinh.- Ninh Bình: “chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên” để phá rừng.- Cây nha đam, hướng đi mới cho nông dân ở Bà Rịa - Vũng Tàu.- Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 27: Vì một tương lai tự cường, thịnh vượng chung.- Anh cấm bán ô tô, xe tải chạy bằng xăng và dầu diesel vào năm 2030.
- Quốc hội đã chọn ngày 23/5/2021 là ngày bẩu cử đại biểu Quốc hội khóa 15 và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026.- Quốc hội bế mạc kỳ họp thứ 10. Kỳ họp được đánh giá thành công cả về nội dung và đổi mới về phương thức.- Hội thảo Biển Đông lần thứ 12 truyền đi thông điệp mạnh mẽ về việc duy trì hòa bình và ổn định, góp phần đưa Biển Đông thành vùng biển của kết nối và hợp tác, thay vì cạnh tranh và đối đầu.- Trước thời hạn chót để các nền kinh tế thành viên APEC hoàn thành việc thực hiện mục tiêu Bo-go về tự do hóa thương mại và đầu tư vào cuối năm nay, các nhà lãnh đạo APEC quyết tâm xây dựng một tầm nhìn xa hơn để đưa APEC trở thành một trong những khu vực năng động nhất thế giới.- Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” diễn ra tại Hà Nội tôn vinh 63 thầy, cô giáo người dân tộc thiểu số tiêu biểu.- Lại thêm một vụ sạt lở núi gây ách tắc giao thông trên Quốc lộ 40B qua tỉnh Quảng Nam.- Ấn Độ quyết không tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực mà áp dụng Chiến lược ‘Ấn Độ Tự cường’ với tham vọng biến nước này thành một cứ điểm sản xuất toàn cầu trong tương lai.
- Quảng Ninh: phát hiện kho chứa hàng nghìn sản phẩm mỹ phẩm nhập lậu. - Lạng Sơn: Thu giữ gần 1.000 sản phẩm hàng hóa nhập lậu. - Hà Giang: Tiêu huỷ gần 3 tấn thực phẩm và hàng nghìn sản phẩm mỹ phẩm, tinh dầu thuốc lá điện tử nhập lậu. - Quản lý thị trường đẩy mạnh kiểm soát chất lượng hàng hóa khuyến mại.
Với chủ đề “Duy trì hòa bình và hợp tác trong môi trường có nhiều biến động”, Hội thảo Biển Đông lần thứ 12 đã khai mạc sáng nay tại Hà Nội. Diễn ra trong bối cảnh những biến động toàn cầu, trong đó có cuộc khủng hoảng do đại dịch Covid-19 đang tác động đến mọi mặt của đời sống thế giới theo những cách khác nhau, việc Hội thảo lần đầu tiên được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến đã thể hiện rõ tinh thần đối thoại hợp tác, với mong muốn đóng góp thêm nhiều ý tưởng cho hợp tác Biển Đông trong thời gian tới. Phóng viên Thu Hoài phản ánh:
- Bế mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 và các Hội nghị liên quan và lễ chuyển giao vai trò Chủ tịch ASEAN 2021 cho Brunei. Phát biểu tại Lễ bế mạc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 và các phiên đối thoại thành công tốt đẹp với trên 80 văn kiện được thông qua.- Hiệp định Đối tác toàn diện khu vực RCEP chính thức được ký kết – Đây sẽ là hiệp định thương mại lớn nhất thế giới với 15 nước tham gia chiếm hơn 32% tổng GDP toàn cầu.- Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân gặp mặt các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu.- Bão số 13 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới đi vào đất liền các tỉnh khu vực Bắc Trung bộ. Cảnh báo, nguy cơ ngập lụt và sạt lở đất do mưa to ở các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam.- Cuộc tuần hành ủng hộ Tổng thống Mỹ Donald Trump đã biến thành bạo lực.
Tối nay (14/11), Hội nghị cấp cao Đông Á lần thứ 15 diễn ra với sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. Diễn ra đúng thời điểm kỷ niệm 15 năm thành lập cơ chế cấp cao Đông Á, hội nghị là cơ hội để ASEAN và các nước đối tác phối hợp chặt chẽ, đề ra những định hướng giúp thúc đẩy hợp tác trong giai đoạn mới, đặc biệt là ứng phó với dịch Covid-19 và kế hoạch phục hồi sau đại dịch. Phóng viên Phạm Hà thông tin:
Đang phát
Live