Mùa tuyển sinh vào lớp 10 THPT 2023, hình ảnh phụ huynh Hà Nội thức xuyên đêm chen lấn xô đẩy trước cổng một số trường THPT tư thục và công lập tự chủ để có được một suất học cho con em thực sự thành nỗi ám ảnh với nhiều người. Tình huống xảy ra khi Hà Nội công bố điểm chuẩn và 33.000 thí sinh không đỗ vào trường THPT công lập. Tuy nhiên, đây không phải là câu chuyện lần đầu tiên diễn ra ở Thủ đô và cũng không ai dám chắc là trong những năm tiếp theo có chấm dứt được hay không. Với phụ huynh và học sinh, ở đó có những áp lực, còn đứng về góc độ quản lý phải nhìn lại câu chuyện phân luồng học sinh, tình trạng thiếu trường, thiếu lớp. Phụ huynh học sinh không thể chờ thành phố xây thêm trường mới cho con đi học. Điều họ cần là một giải pháp “nóng”, có tính khả thi cao, ít nhất áp dụng được trong 9 tháng tới, trước mùa tuyển sinh năm học 2024-2025. Mới đây, một kỹ sư xây dựng tại Hà Nội đưa ra đề xuất về phiên chế cấp 3 trong các trường đại học nội đô. Đề xuất này ngay lập tức nhận được những ý kiến trái chiều. Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là chuyên gia giáo dục Vũ Khắc Ngọc – Hệ thống giáo dục Học mãi.
Đề xuất phương án "nóng" cho trường đại học được mở hệ THPT để giảm áp lực thi lớp 10 tại các đô thị lớn.- Giải nhiệt với món kem độc quyền tại chùa cổ của Thái Lan
Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 ở bậc trung học phổ thông bao gồm các môn học bắt buộc và các môn học tự chọn. Trong đó, cùng với 8 môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, học sinh được được chọn 4 môn học ngay từ lớp 10 theo định hướng nghề nghiệp. Tuy nhiên, dù triển khai sang năm thứ hai, nhưng việc chọn được tổ hợp môn thực sự phù hợp với năng lực và sở thích thì không dễ dàng với nhiều học sinh. Để gỡ khó cho các em thì năm nay công tác tư vấn chọn môn được các trường tại thành phố Hà Nội triển khai cẩn trọng hơn.
Sau khi Sở Giáo dục Hà Nội công bố điểm thi vào lớp 10, có khoảng 33.000 học sinh không đỗ nguyện vọng vào các trường công lập. Trong khi đó, không phải học sinh, gia đình nào cũng mong muốn hoặc có đủ điều kiện để con em theo học trường dân lập. Vậy với học sinh thi vào lớp 10 ngoài học tại các trường THPT công lập, dân lập, trường Quốc tế thì còn có những lựa chọn nào khác để có thể giảm áp lực cho học sinh và cả phụ huynh? - Khách mời: Ông Đồng Văn Ngọc - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng cơ điện Hà Nội.
Bạo loạn tại Pháp: Bài học nhìn từ việc mạng xã hội bị lợi dụng để kích động, gây bất ổn xã hội- TP.HCM có “Phố sức khỏe” đầu tiên ở Quận 10- Khát khao xây dựng miền quê đáng sống ở Mường Cơi, Sơn La
Ngay sau kỳ thi Tốt nghiệp THPT, tỉnh Bắc Kạn tiếp tục chuẩn bị cho gần 3.700 thí sinh thi vào lớp 10 THPT năm học 2023-2024. Để khắc phục tình trạng có tới hơn 70% bài thi có điểm dưới trung bình của năm 2022, năm nay Bắc Kạn tổ chức kỳ thi vào tháng 7 thay vì vào tháng 6 như các năm trước để thí sinh có thêm thời gian ôn luyện
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tại Hà Nội, TP HCM và nhiều địa phương khác đã kết thúc trong tháng 6. Riêng tại thủ đô Hà Nội, khép lại 1 mùa thi căng thẳng kỉ lục với tỉ lệ đỗ chỉ 55,7% trong số hơn 100 nghìn thí sinh dự tuyển. Nhìn lại diễn biến của kỳ thi vào lớp 10 tại tất cả các địa phương, điều đọng lại đối với nhiều thí sinh, phụ huynh đó là một kỳ thi quá căng thẳng và áp lực. Điều này khiến dư luận không ngừng đặt câu hỏi: Vì sao một kỳ thi chuyển cấp đã được tổ chức từ vài chục năm nay lại trở nên quá căng thẳng và áp lực như vậy trong những năm gần đây, đặc biệt là ở các thành phố lớn? Liệu có giải pháp nào giảm bớt căng thẳng và áp lực trong kỳ thi này đối với học sinh và phụ huynh hay không?
Các huyện, thị xã, thành phố tại Quảng Ninh đang vận động nguồn kinh phí xã hội hóa để hỗ trợ các hộ gặp khó khăn về nhà ở có nhà mới trước dịp kỷ niệm 60 năm thành lập tỉnh Quảng Ninh (30/10/1963 - 30/10/2023). Vũ Miền, PV Đài TNVN, thường trú khu vực Đông Bắc phản ánh:
Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2023-2024 đang diễn ra trên cả nước với nhiều áp lực chẳng khác gì thi đại học. Riêng tại các đô thị lớn như TP Hồ Chí Minh, kỳ thi vào lớp 10 diễn ra hôm nay và ngày mai (6 và 7/6). Còn tại Hà Nội, ngày 10 và 11/6 sẽ diễn ra kỳ thi vào lớp 10 THPT công lập. Kỳ thi vào lớp 10 luôn được xem là kỳ thi căng thẳng, ám ảnh bậc nhất với học sinh, đặc biệt ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. Năm nay, tình hình càng căng thẳng hơn khi “cánh cửa” vào lớp 10 thêm phần chật hẹp. Khác với các kỳ thi học sinh giỏi hay kỳ thi tốt nghiệp, thí sinh chỉ cần đạt mức điểm nhất định. Còn với kỳ thi lớp 10, chỉ tiêu đưa ra chỉ có vậy, số học sinh trượt sẽ từng đó. Em này đỗ thì em kia trượt - cuộc vui này không dành cho tất cả. Theo định hướng phân luồng, các em không đỗ vào trường công lập sẽ phải tìm những lối đi khác như học tư thục, giáo dục thường xuyên, học nghề... Nhưng với những gia đình khó khăn không thể theo học trường tư thì việc giành 1 ghế ở lớp 10 công lập được xem là cuộc chiến “mất” hoặc “còn”. Chuyên gia giáo dục Đinh Đức Hiền – Hệ thống giáo dục Học mãi cùng bàn luận câu chuyện này.
Điểm sáng nhất trong bức tranh xuất khẩu nông lâm thuỷ sản 5 tháng đầu năm nay là mặt hàng gạo với giá trị xuất khẩu thu về hơn 2 tỷ đôla Mỹ, tăng 40,8% về khối lượng và 49% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022. Đây cũng là mức tăng trưởng mạnh nhất cùng kỳ trong 10 năm trở lại đây của mặt hàng này. Để để xây dựng đường hướng phát triển bền vững, bài bản cho mặt hàng gạo xuất khẩu, ngày 26/5/2023, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký Quyết định phê duyệt Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam đến năm 2030. Với Chiến lược vừa được xây dựng, cùng kinh nghiệm và thành tựu đạt được trong những năm qua, đặc biệt là thời gian gần đây, việc tổ chức sản xuất và phát triển thị trường xuất khẩu gạo Việt cần tiếp tục được quan tâm, đầu tư, giúp hạt gạo Việt ngày càng đứng vững và vươn xa, đời sống người trồng lúa khấm khá hơn. TS Lê Thanh Hoà, Phó Cục trưởng Cục Chất lượng, chế biến và Phát triển thị trường, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cùng bàn luận câu chuyện này.
Đang phát
Live