Chuẩn bị cho năm học mới 2024-2025, nhiều phụ huynh ở TP.HCM đang mua sắm đồ dùng học tập cho con. Hiện nay, chi phí sản xuất các mặt hàng này đều tăng, song nhiều doanh nghiệp vẫn giữ giá bán khá ổn định, hàng hóa phong phú, đa dạng đáp ứng nhu cầu của học sinh.
Bài 1 chúng tôi đã phản ánh thực trạng nhiều dự án bố trí cư dân biên giới với số vốn đầu tư lên đến hàng chục tỉ đồng tại tỉnh Cao Bằng nhưng chưa thể phát huy hiệu quả. Các dự án rơi vào tình trạng bỏ hoang, gây lãng phí nguồn lực đầu tư. Để các dự án này thực sự hiệu quả, mang lại sự đổi thay cuộc sống cho đồng bào vùng biên giới đang là thách thức đặt ra đối với chính quyền các địa phương. Giải pháp căn cơ lúc này là phải tạo sinh kế chứ không chỉ là câu chuyện “trao con cá, thiếu cái cần”. Mời quý vị cùng theo dõi phóng sự cuối của loạt bài “Cần có cơ chế đồng bộ cho các dự án ổn định cư dân biên giới” do nhóm phóng viên Đài TNVN Cơ quan thường trú khu vực Đông Bắc thực hiện với tựa đề: “Tạo sinh kế để giải bài toán ổn định cư dân”
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, với sự chỉ đạo quyết liệt, kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành, địa phương trong việc chủ động tiếp cận, tháo gỡ những điểm nghẽn, rào cản pháp lý cản trở hoạt động đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp, trong 6 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đã đạt được kết quả thu hút và thực hiện đầu tư nước ngoài khá tích cực, với tổng số vốn đạt gần 15,2 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2023. PV Xuân Lan có bài đề cập:
Tại Báo cáo Kinh tế thường niên Việt Nam 2024 do Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội vừa công bố, ghi nhận nửa đầu năm 2024, tăng trưởng GDP của Việt Nam phục hồi khá, 6 tháng đầu năm ước đạt 5,8%. Tuy nhiên, tốc độ vẫn chậm và thấp hơn khoảng 1% so với mức tăng trưởng tiềm năng trước đại dịch Covid-19. Hướng tới mục tiêu tăng trưởng GDP 6% đến 6,5% của năm nay, còn nhiều thách thức nền kinh tế phải vượt qua. Mới đây, Chính phủ đã ra Nghị quyết số 93 về nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, với những nhóm giải pháp chi tiết, cụ thể, đốc thúc các Bộ, cơ quan, địa phương… thực hiện quyết liệt, kịp thời, hiệu quả các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ. Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong sẽ cùng bàn luận chủ đề này.
Phát biểu tại Lễ trao giải Báo chí Quốc gia lần thứ 18, Chủ tịch nước Tô Lâm yêu cầu đội ngũ báo chí phải có tinh thần tiến công, đấu tranh loại bỏ cái xấu, cái sai, bảo vệ cái đúng, cái tốt, luôn hết lòng, hết sức vì sự nghiệp chung-Tổ chức xếp hạng tín nhiệm S&P Global Ratings (Mỹ) xếp hạng Việt Nam tín nhiệm trong dài hạn là ổn định và dự báo kinh tế sẽ tăng tốc trong 12 tháng tới- Công an quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng triệt phá thành công đường dây cá độ bóng đá quy mô hơn 1.000 tỷ đồng- Hạ viện Thái Lan thông qua Dự luật Ngân sách tài khóa 2025 trị giá hơn 102 tỷ USD- Trung Quốc tiếp tục thực hiện các biện pháp đối phó với công ty công nghiệp quân sự của Mỹ
Hạn mặn xâm nhập vẫn tiếp tục xảy ra, đâu là giải pháp ứng phó?- Những hệ lụy nguy hiểm đối với Trung Đông sau động thái tấn công trả đũa Israel của Iran- Câu chuyện về những con đường của lòng dân- Cảnh báo giả danh cán bộ thuế lừa đảo trong đợt cao điểm Quyết toán thuế 2024
Quý I năm 2024, lực lượng lao động, số người có việc làm ở Hà Nội tăng so với cùng kỳ năm trước. Lao động phi chính thức vẫn chiếm tỷ trọng lớn, khoảng hơn 3/5 tổng số lao động có việc làm của cả nước. Thu nhập bình quân tháng của người lao động tăng so với cùng kỳ năm trước; tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động giảm so với quý trước và cùng kỳ năm trước. Đây là những tín hiệu khởi sắc của thị trường lao động năm nay.
Tăng trưởng GDP quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm 2023, cao hơn tốc độ tăng của quý I các năm 2020-2023. Với sự khởi đầu tốt của nền kinh tế khi cả ba chân kiềng tăng trưởng quan trọng (đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng) đều đang bật tăng mạnh mẽ, cho thấy những tín hiệu tích cực, triển vọng tươi sáng của nền kinh tế. Tuy nhiên, để kinh tế tăng trưởng gắn với ổn định vĩ mô và đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế vẫn còn rất nhiều việc phải làm. “Nhìn lại tăng trưởng kinh tế quý đầu năm, bàn giải pháp tăng tốc các quý tiếp theo nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng GDP cả năm 2024 đạt 6-6,5%” là chủ đề của Diễn đàn chủ nhật, với sự tham gia của 2 vị khách mời: TS Nguyễn Quốc Việt - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội) và ông Nguyễn Anh Dương - Trưởng ban, Ban nghiên cứu Tổng hợp, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM):
Đến thời điểm này, nhiều trường Đại học đã xây dựng và công bố đề án tuyển sinh năm 2024. Nhìn chung các trường không có nhiều biến động về phương thức tuyển sinh, chỉ điều chỉnh tỷ lệ chỉ tiêu với từng phương thức. Bên cạnh đó, một số trường cũng mở thêm một số ngành mới đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng dự Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập tỉnh Hậu Giang.- Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ làm việc tại Bà Rịa - Vũng Tàu.- Từ năm học 2023-2024, giữ ổn định học phí của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông bằng mức học phí năm học 2021-2022; học phí đại học có tăng nhẹ so với năm học 2022-2023 nhưng mức tăng thấp hơn so với lộ trình quy định. Đây là chính sách mới nhất về học phí.- Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh ở Đồng bằng sông Cửu Long góp phần hiện thực hóa mục tiêu thích ứng biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính theo lộ trình thực hiện các cam kết của Việt Nam với quốc tế.- Nhật Bản dỡ bỏ toàn bộ cảnh báo sóng thần sau trận động đất mạnh 7,6 độ rích te.- Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (gọi tắt là BRICS) hoàn tất việc mở rộng khối khi chính thức kến nạp 5 thành viên mới là các quốc gia Trung Đông và châu Phi.
Đang phát
Live