- Loạt bài “Nhìn lại thương mại điện tử 2020”. Bài 1 nhan đề “Thương mại điện tử 2020: Tăng trưởng mạnh - Liệu có là xu hướng bền vững?.- DalatTourist và sản phẩm du lịch đạt thương hiệu quốc gia.- Chuyên mục Chuyện thị trường với nội dung “Sôi động thị trường ô tô cũ dịp cuối năm”
- Ngân hàng Nhà nước đề xuất giảm 50% phí giao dịch thanh toán qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng.- 21 doanh nghiệp chốt quyền trả cổ tức, chia cổ phiếu thưởng tuần này.- Nhận định diễn biến giao dịch tại Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam.
- Bạo lực học đường gia tăng và câu chuyện của ngành giáo dục.- Đảm bảo an toàn thông tin trong chuyển đổi số quốc gia, Chính phủ điện tử.
Chuyển đổi số trên nền tảng thương mại điện tử giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận các thị trường lớn một cách hiệu quả. Đó là khẳng định của các chuyên gia, diễn giả và đại diện doanh nghiệp tham gia hội thảo “Thúc đẩy DN khởi nghiệp đổi mới sáng tạo chuyển đổi số thành công trên nền tảng thương mại điện tử” do Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Khoa học và công nghệ tổ chức ngày 27/11/2020 tại Hà Nội.
- Quản lý thị trường Bắc Ninh: phạt trên 70 triệu đồng cơ sở sản xuất, kinh doanh quần áo giả mạo nhãn hiệu được bảo hộ.- Lạng Sơn: Ngăn chặn gần 7000 túi chân gà đã tẩm ướp gia vị cùng gần 1000 lon bia nhập lậu.- Gian lận trên thương mại điện tử có diễn biến phức tạp và ngày càng gia tăng.
Mất sổ hộ khẩu như mất sổ gạo thời bao cấp là nỗi lo có thật của nhiều người dân. Sổ hộ khẩu không chỉ để quản lý dân cư của cơ quan nhà nước mà gắn với nó là bao thủ tục. Cũng bởi vậy mà sổ hộ khẩu bỗng dưng trở thành “ có lỗi” khi gây nên bao nhiêu khê, phiền hà. Cho nên việc bãi bỏ hình thức quản lý dân cư theo kiểu thủ công - sổ hộ khẩu giấy và thay thế bằng hình thức quản lý thông qua mã số định danh được kỳ vọng là cuộc cách mạng trong quản lý dân cư. Thực hiện thành công “cuộc cách mạng” này sẽ mang lại sự tiện ích cho cả người dân và cơ quan quản lý, có ý nghĩa không nhỏ trong tiến trình xây dựng Chính phủ điện tử và quốc gia số. Vậy nhưng, còn rất nhiều điều phải quan tâm. Đây là chủ đề trong chương trình Chính phủ với người dân chuyên đề cải cách hành chính hôm nay với sự tham gia của khách mời là Tiến sỹ Đinh Duy Hòa, nguyên Vụ trưởng Vụ Cải cách hành chính, Bộ Nội vụ.
Năm 2021, tất cả các nhà thuốc, quầy thuốc trong cả nước phải kết nối mạng lưới chung để cơ quan chức năng quản lý việc bán thuốc theo đơn. Cũng từ năm sau, tất cả các bệnh viện trong cả nước phải đồng loạt thực hiện kê đơn thuốc điện tử thay vì kê đơn bằng giấy như hiện nay. Vậy, bán thuốc theo đơn và kê đơn thuốc điện tử có ý nghĩa như thế nào trong việc chống kháng thuốc? Đơn thuốc sẽ được kết nối từ bệnh viện tới các nhà thuốc, quầy thuốc ra sao?
Khách mời: Bà Hồ Thị Tố Uyên – Đại diện Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công thương; Ông Nguyễn Bình Minh – Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) cùng bàn về thương mại điện tử 2020 – Tiềm năng phát triển và những vấn đề đặt ra trong quản lý.
Trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa 14 vừa diễn ra, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng khi trả lời chất vấn của các Đại biểu Quốc hội về một số nội dung liên quan tới cải cách thủ tục hành chính, xây dựng Chính phủ điện tử đã cho biết, nhờ tăng cường đẩy mạnh những nội dung này nên mỗi năm tiết kiệm được tới gần 15 nghìn tỷ đồng. Tính từ đầu nhiệm kỳ Chính phủ khóa XIV đến nay, Chính phủ đã cắt giảm, đơn giản hóa hơn 1.000 thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong thực hiện các dịch vụ liên quan đến cơ quan hành chính Nhà nước. Nhiều địa phương đã thành công bước đầu trong thực hiện chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số. Những nỗ lực của các bộ, ngành địa phương trong xây dựng chính phủ điện tử là nội dung chúng tôi đề cập trong chương trình Chính phủ với người dân hôm nay.
- Quỹ nội - Quỹ ngoại bắt tay khơi thông vốn cho startup Việt.- Ngành hàng cà phê đổi mới, sáng tạo để hội nhập.- Chuyên mục Kinh tế số là nội dung “Nhiều rào cản tác động tiềm năng phát triển thương mại điện tử”
Đang phát
Live