Áp dụng bệnh án điện tử thay cho bệnh án giấy là xu hướng tất yếu trên con đường tiến tới một nền y tế hiện đại. Bệnh án điện tử vừa giúp tra cứu thông tin về tiền sử bệnh tật và quá trình khám chữa bệnh của người dân được nhanh chóng hơn, vừa giúp việc lưu trữ dữ liệu được khoa học hơn, không phải tốn diện tích nhà kho lưu trữ như bệnh án giấy. Theo Thông tư 46 năm 2018, Bộ Y tế yêu cầu đến hết năm 2023, các bệnh viện hạng I trở lên phải chủ động nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin tại cơ sở để triển khai bệnh án điện tử. Thế nhưng đến nay đã 5 năm trôi qua mới chỉ có rất ít cơ sở thực hiện được mục tiêu này. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này? Đâu là giải pháp đẩy nhanh tiến độ bệnh án điện tử để góp phần thực hiện chuyển đổi số tại các bệnh viện?
Áp dụng bệnh án điện tử thay cho bệnh án giấy là xu hướng tất yếu trên con đường tiến tới một nền y tế hiện đại. Bệnh án điện tử vừa giúp tra cứu thông tin về tiền sử bệnh tật và quá trình khám chữa bệnh của người dân được nhanh chóng hơn, vừa giúp việc lưu trữ dữ liệu được khoa học hơn, không phải tốn diện tích nhà kho lưu trữ như bệnh án giấy. Theo Thông tư 46 năm 2018, Bộ Y tế yêu cầu đến hết năm 2023, các bệnh viện hạng I trở lên phải chủ động nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin tại cơ sở để triển khai bệnh án điện tử. Thế nhưng đến nay đã 5 năm trôi qua mới chỉ có rất ít cơ sở thực hiện được mục tiêu này. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này? Đâu là giải pháp đẩy nhanh tiến độ bệnh án điện tử để góp phần thực hiện chuyển đổi số tại các bệnh viện?
Nước ta hiện có lượng người dùng internet rất lớn, với hơn 70% dân số, trong đó có 55% người tiêu dùng tham gia mua sắm trực tuyến. Thực tế đã cho thấy, thương mại điện tử giúp người tiêu dùng mua bán nhanh chóng, dễ dàng, thuận lợi hơn, song cũng phải đối mặt với nhiều rủi ro hơn như bị lợi dụng thông tin cá nhân để chiếm đoạt tài sản, bị lừa đảo hoặc mua phải hàng giả, hàng nhái. Thời gian qua, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành quyết liệt hơn trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, ngân hàng và trong giao dịch điện tử. Vậy nhưng, giao dịch trực tuyến vẫn đem lại không ít rủi ro cho người tiêu dùng.
Việt Nam tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế số nhanh nhất khu vực; dự báo thứ hạng này duy trì đến năm 2025. Trong đó, tổng giá trị hàng hoá được thực hiện thông qua thương mại điện tử của cả năm nay dự kiến đạt hơn 20,5 tỷ USD…Thương mại điện tử tiếp tục được khẳng định là lĩnh vực tiên phong dẫn dắt nền kinh tế số, cũng là lĩnh vực dự báo triển vọng Top 10 thế giới. Tuy nhiên, để thương mại điện tử không chỉ phát triển bùng nổ theo chiều rộng trong bối cảnh toàn nền kinh tế đang nỗ lực tăng trưởng xanh, bền vững, các thành phần liên quan trong hệ sinh thái này còn nhiều việc phải làm. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là một vấn đề rất đáng quan tâm, cần giải pháp, cần sự góp sức. Các khách mời bàn luận: Ông Nguyễn Hữu Tuấn – Thành viên Tổ Công tác 399, Ban chỉ đạo 389 Quốc gia, Đại diện Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công thương; Ông Phan Mạnh Hà – Giám đốc đối ngoại Sàn Thương mại điện tử Shopee.
Việt Nam đang hướng đến nền kinh tế số. Thương mại điện tử được coi là lĩnh vực tiên phong-tiềm năng nhất giúp hiện thực hóa mục tiêu này. Không đơn thuần là những hoạt động nổi bật mua-bán trên môi trường trực tuyến, đó còn là nhiều công đoạn trung gian hình thành chuỗi giá trị, cung ứng sản phẩm từ nhà sản xuất, đến tay người tiêu dùng số. Chương trình hôm nay cung cấp những thông tin thú vị khẳng định thực tiễn này. Khách mời: Lê Quỳnh Sơn - Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Atosa Việt Nam, chủ nhân Giải thưởng Sao khuê 2022; Doanh nhân Bùi Quý Phong – Phó Chủ tịch Câu lạc bộ Giám đốc Sale và makerting Việt Nam
Tại hội nghị quốc tế chuyên ngành chống độc do Bệnh viện Bạch Mai tổ chức mới đây nhân kỷ niệm 25 năm thành lập Trung tâm Chống độc, bài báo cáo với chủ đề “Ngộ độc cấp do thuốc lá điện tử: Kết quả khảo sát và ghi nhận tại Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai” được các chuyên gia đánh giá cao vì mang tính thời sự, cảnh báo về tình trạng ngộ độc trong giới trẻ sau khi hút thuốc lá điện tử có chứa ma túy thế hệ mới.
Thương mại điện tử Việt Nam phát triển nhanh, tốc độ tăng trưởng số 1 khu vực nhưng còn nhiều bất cập ảnh hưởng đến niềm tin người tiêu dùng,nếu không có giải pháp phù hợp sẽ có những tác động không tích cực lên các vấn đề kinh tế khác. Đây là vấn đề đặt ra và được các chuyên gia, doanh nhân bàn luận tại Hội nghị Định hướng phát triển thương mại điện tử bền vững do Cục thương mại điện tử và kinh tê số, Bộ Công thương tổ chức sáng nay. Phóng viên Thu Trang thông tin cụ thể:
Chúng ta đang trong Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia. Chương trình 60 giờ Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday cũng đã chính thức khởi động từ 0h sáng nay. Trong khuôn khổ 2 sự kiện này, hoạt động mua-bán hàng hoá sẽ được kiểm soát, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng - khách hàng yên tâm mua sắm. Tuy nhiên, thương mại điện tử đang phổ biến trên nhiều kênh khác nhau, tương đối khó kiểm soát - tình trạng vi phạm hàng giả, hàng nhái và gian lận thương mại, xâm phạm bản quyền thương hiệu… vẫn diễn biến phức tạp. Cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra giám sát nhưng vẫn cần sự góp sức của người tiêu dùng.
Trong thời gian gần đây, các lực lượng chức năng liên ngành đang tăng cường các giải pháp chống hàng giả, hàng nhái trên môi trường thương mại điện tử, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tổng cục QLTT, Bộ Công thương đã liên tục tổ chức Hội thảo"Nâng cao năng lực phòng, chống và xử lý vi phạm trong thương mại điện tử" tại cả 3 miền trên cả nước để bàn sâu về các giải pháp.
Sáng nay, 28/11, Bộ Công Thương công bố chương trình tuyển chọn doanh nghiệp tiêu biểu tham gia Gian hàng Quốc gia Việt Nam trên Alibaba.com. Buổi lễ do Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương phối hợp với sàn thương mại điện tử Alibaba.com tổ chức. Bắt đầu từ hôm nay, chính thức mở đăng ký cho Chương trình Gian hàng Quốc gia Việt Nam trên sàn thương mại điện tử Alibaba.com - cột mốc đầu tiên của hành trình chọn lựa 100 doanh nghiệp xuất sắc để tham gia gian hàng trực tuyến này. PV Xuân Lan thông tin:
Đang phát
Live