Do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, thời gian qua có hàng chục nghìn lao động từ các tỉnh, thành phố trở về Hà Tĩnh. Chính vì vậy, triển khai các giải pháp tạo việc làm, ổn định đời sống cho bà con trở về địa phương là việc làm cần thiết lúc này, nhưng về lâu dài, Hà Tĩnh xem đây là cơ hội người lao động có cuộc sống ổn định ngay trên chính quê hương, thực hiện phương châm “ly nông không ly hương”.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc lên đường thăm chính thức Liên bang Thụy Sỹ.- Sau Quảng Nam và Kiên Giang, tỉnh Khánh Hòa vừa đón những vị khách quốc tế đầu tiên kể từ khi có dịch COVID 19.- Hội đồng tư vấn chuyên môn nhận định, 3 nữ công nhân tử vong sau tiêm vaccine Covid-19 ở Thanh Hóa là do sốc phản vệ, chưa phát hiện sai sót chuyên môn trong tổ chức tiêm chủng.- Tòa hiến pháp Indonesia yêu cầu sửa đổi Luật tạo việc làm tại nước này - Châu Âu phê duyệt vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em từ 5 đến 11 tuổi của Pfizer/BioNTech.- Nam Phi phát hiện biến thể mới của virus SARS-CoV-2 với số lượng đột biến rất cao.
Đông trùng hạ thảo là một loại dược liệu quý giá bậc nhất trong các vị thảo dược. Ngoài việc cung cấp dinh dưỡng và giúp cải thiện sức khỏe của con người, hiện nay Đông trùng hạ thảo còn được ứng dụng rất hiệu quả vào lĩnh vực làm đẹp và công nghiệp dược phẩm. Nano Đông trùng hạ thảo của Công ty cổ phần dược thảo công nghệ Nano hóa là một trong những loại đông trùng hạ thảo đã được chứng minh hiệu quả rõ rệt thông qua nhiều thử nghiệm. Sản phẩm đảm bảo an toàn với khả năng cải thiện sức khỏe vượt trội nhờ sự kết hợp hoàn hảo giữa các thành phần tự nhiên quý giá. Vậy tác dụng của Nano Đông trùng hạ thảo trong việc nâng cao hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể trong thời điểm giao mùa là gì? Sử dụng dạng nào sẽ hiệu quả nhất và Nano đông trùng hạ thảo có tác dụng vượt trội ra sao? Khách mời là Đại tá, Th.S.BS Nguyễn Lê – Nguyên giảng viên Học viện Quân Y sẽ giải đáp rõ hơn về tác dụng của Nano Đông trùng hạ thảo này.
Covid-19 liệu có biến mất và câu chuyện tiêm phòng”.- Tổng cục Quản lý thị trường ban hành Kế hoạch Cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần.- Mỹ và các nước lớn “xả” kho dự trữ dầu: Những kịch bản nào cho giá dầu thế giới?- Gần 800 nghìn tỉ đồng tiền gửi thanh toán của cá nhân đang được để trong ngân hàng với lãi suất chỉ 0,1%.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp nguyên Chủ tịch Đảng Dân chủ - Tự do, nguyên Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo và tiếp Ngài Sugi Ryotaro, cựu Đại sứ đặc biệt Việt Nam - Nhật Bản.- 177 đại biểu sẽ tham gia Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu 2021.- Các địa phương tiếp tục đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng cho trẻ em.- Trung Quốc lên tiếng phản đối việc Mỹ mời Đài Loan (Trung Quốc) tham dự "Hội nghị thượng đỉnh vì dân chủ" vào tháng tới.- Tổng thống Nga Putin thảo luận với người đứng đầu Hội đồng châu Âu về tình hình ở biên giới Belarus với EU.
Sau khi từng bước kiểm soát được dịch bệnh, TP.HCM đã triển khai nhiều hoạt động tư vấn việc làm, hỗ trợ nơi ở, đào tạo chuyên môn… để người lao động quay về làm việc, sản xuất trong thời điểm cuối năm. Dù nỗ lực trong kết nối cung cầu lao động nhưng hiện nay, lượng người đi làm lại vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường.
Sau khi các cơ quan chức năng Đức tạm dừng quá trình phê chuẩn Dòng chảy phương Bắc 2, quan hệ Nga - Mỹ tiếp tục nóng liên quan đến dự án nhiều tranh cãi này. Ngoại trưởng Mỹ Antoni vừa thông báo áp đặt các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào tuyến đường ống dẫn khí đốt tự nhiên chạy thẳng từ Nga sang Đức. Đáp lại, Nga phản đối và cho rằng, các nỗ lực cản trở hoạt động xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt của Nga đến châu Âu là hành vi cạnh tranh không lành mạnh, hủy hoại các nguyên tắc thị trường tự do. Đằng sau những căng thẳng mới nhất giữa các bên lần này là gì, liệu có tiếp tục là những mục tiêu và toan tính chính trị như nhiều chuyên gia lo ngại? Nhà báo Nguyễn Đăng Phát - Tổng Biên tập Tạp chí Bạch Dương phân tích rõ động thái hiện nay của các bên.
Xây dựng văn hóa, con người Việt Nam - Sức mạnh nội sinh phát triển đất nước.- Nghị quyết 406 về hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị tác động bởi Covid 19 đã đi vào cuộc sống.- Cà Mau: Lao động về quê, lại thiếu việc làm.- Mối quan hệ Nga - Mỹ liên quan tới dự án Dòng chảy phương Bắc 2.
Là một quốc gia có diện tích nhỏ ở Đông Nam Á và là một nền kinh tế đang phát triển, Lào đang tận dụng các lợi thế để phát triển các ngành kinh tế trọng điểm, trong đó có năng lượng. Điện được coi là nguồn thu lớn của Lào, đặc biệt là thông qua xuất khẩu sang các nước láng giềng và các nước ASEAN như Thái Lan, Việt Nam, Campuchia, Malaysia và Myanmar. Vì vậy, trong nhiều năm qua, nước này đã đẩy mạnh xây dựng hạ tầng sản xuất năng lượng, trong đó có phát triển năng lượng tái tạo với mục tiêu trở thành “viên pin xanh” của khu vực Đông Nam Á.
Những câu chuyện không thể quên trong đại dịch - Tuyên Quang: Nâng cao chất lượng cuộc sống đồng bào dân tộc thiểu số nhờ Bảo hiểm y tế - Tuyên Quang: Phấn đấu 100% Bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên
Đang phát
Live