VOV1 - Hàng chục ngàn người từ khắp nơi đội nắng, xếp hàng chờ vào Bảo tháp chùa Thanh Tâm (Phật Cô Đơn) ở huyện Bình Chánh, TP.HCM để chiêm bái Xá lợi Đức Phật Thích Ca.
Sản xuất và cung ứng “điện xanh” là chủ trương lớn của Chính phủ tiến tới đưa phát thải ròng về “0” - tức là đưa phát thải khí carbon về “0” (Net zero). Để thực hiện mục tiêu này, kể từ sau cam kết tại COP26 (vào năm 2021), Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách thúc đẩy chuyển đổi xanh, tăng trưởng xanh, giảm phát thải khí nhà kính, trọng tâm là chuyển đổi số, phát triển kinh tế xanh và chuyển đổi năng lượng sạch. Như chúng tôi đã thông tin, Luật Điện lực (sửa đổi) vừa được thông qua tại Kỳ họp thứ VIII, Quốc hội khoá XV (có hiệu lực từ 01/02/2025) nhấn mạnh việc “Khuyến khích nhà máy điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch chuyển đổi sang các nguồn nhiên liệu phát thải thấp... ; phát triển nhiệt điện than ở mức hợp lý theo hướng ưu tiên những tổ máy công suất lớn, hiệu suất cao, sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại; bảo đảm tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường”. Tuy nhiên, có rất nhiều thách thức cần được tháo gỡ để hiện thực hoá chủ trương này. Đây cũng là nội dung bài 2 của loạt bài “Chuyển đổi xanh: Thách thức từ các nhà máy nhiệt điện than” được các PV Nguyên Long và Quang Huy đề cập, với nhan đề “Nhiệt điện than: Công nghệ truyền thống và những nỗi lo cũ, mới”.
Phát biểu tại phiên thảo luận về phát triển bền vững và chuyển đổi năng lượng của hội nghị G20 tại Brazil, Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ 3 đề xuất thực hiện mục tiêu phát triển bền vững.- áng nay, đúng ngày Nhà giáo VN, Quốc hội thảo luận hội trường về dự án Luật Nhà giáo, trong đó tập trung chính sách đãi ngộ, thu hút nhân tài và giao quyền tuyển dụng cho cơ sở giáo dục.- Bộ Tài chính đề xuất giảm tiếp 2% thuế VAT đến giữa năm sau.- Nga thông báo 6 tên lửa của Ucraina do Mỹ sản xuất tấn công tỉnh Bransco.- Phản ứng trước việc Nga hạ ngưỡng cho một cuộc tấn công hạt nhân, Mỹ tuyên bố không điều chỉnh vị thế hạt nhân của mình.- Loài nghêu có khả năng sử dụng cấu trúc giống cáp quang để dẫn truyền ánh sáng mặt trời. Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học phát hiện ra cấu trúc dẫn quang tự nhiên ở sinh vật sống
Doanh nghiệp đề xuất chính sách, chung tay phục hồi và phát triển kinh tế.- Ngành Công Thương triển khai Nghị quyết 143 của Chính phủ, khắc phục hậu quả bão số 3.- Đẩy mạnh hợp tác Việt Nam - Australia trong chuyển đổi năng lượng, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Theo kế hoạch, tại Hội nghị Thượng đỉnh Hành động khí hậu thế giới trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 28 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu (COP28) diễn ra tại Expo City Dubai, UAE từ 30/11 đến 12/12/2023, Việt Nam sẽ mắt Kế hoạch Huy động nguồn lực chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) của Việt Nam và các hoạt động giới thiệu về nỗ lực giảm nhẹ, thích ứng, tăng trưởng xanh của Việt Nam trong thời gian qua. Kế hoạch huy động nguồn lực là bước đầu triển khai thực hiện Tuyên bố chính trị thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP). Việc huy động tài chính từ các đối tác quốc tế được xác định là nguồn lực quan trọng để hiện thực hoá mục tiêu JETP, trong đó tập trung vào 2 giải pháp: đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo và tăng cường thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.
- Việt Nam là một trong những quốc gia đi đầu trong chuyển đổi năng lượng - Ban Giám đốc Điều hành IMF nhận định với cải cách cơ cấu, Việt Nam có thể quay trở lại mức tăng trưởng cao trong trung hạn - Tuần lễ Hàng Việt Nam giới thiệu các sản phẩm Việt tới người dân Pháp
# Hôm nay (29/9), Bộ Ngoại giao Việt Nam, Bộ Biến đổi khí hậu và Năng lượng Australia, Bộ Năng lượng Lào đồng chủ trì tổ chức Đối thoại cao cấp ASEAN-Australia về Biến đổi khí hậu và Chuyển đổi năng lượng. Tham gia sự kiện có Ban Thư ký ASEAN và một số bộ, ngành Trung ương và đại diện tổ chức quốc tế.
Theo báo cáo dựa trên dữ liệu của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), hydro xanh dự kiến “vẽ lại bản đồ tài nguyên và năng lượng toàn cầu vào đầu năm 2030, tạo ra một thị trường trị giá 1.400 tỷ USD/năm vào năm 2050.” Công ty tư vấn kiểm toán Deloitte cho rằng các nhà xuất khẩu hydro xanh chủ chốt nhiều khả năng sẽ là Bắc Phi. Quả thực nhiều nước trong khu vực, đặc biệt là Ai Cập đang có sự đầu tư lớn vào lĩnh vực này. Liệu Bắc Phi có thể trở thành trung sản xuất và xuất khẩu hydro xanh hàng đầu thế giới?
Tại hội thảo tham vấn “Xây dựng Chiến lược Truyền thông về Năng lượng bền vững giai đoạn đến năm 2030” do Bộ Công Thương và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) phối hợp tổ chức hôm nay (27/6/2023) tại Hà Nội, các bên liên quan đều nhấn mạnh vai trò của truyền thông trong việc thúc đẩy quá trình chuyển đổi ngành năng lượng Việt Nam theo hướng sạch, bền vững, đảm bảo an ninh năng lượng; Và để có thể đạt được các mục tiêu về phát triển năng lượng bền vững gắn với giảm phát thải khí nhà kính đề ra tại Nghị quyết 55/NQ-TW của Bộ Chính trị; Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2021 - 2030 (Quy hoạch Điện 8) vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành. Trong lĩnh vực tiết kiệm năng lượng, Bộ Công Thương nhấn mạnh: "sẽ ưu tiên các giải pháp truyền thông trên môi trường số".
Mực nước của hơn bốn mươi hồ thuỷ điện, trong đó có mười hồ thuỷ điện lớn đang xấp xỉ mực nước chết (hoặc đã ở dưới mực nước chết) đang thực sự báo động về khả năng thiếu hụt lớn nguồn cung cấp điện ngay trong cao điểm mùa nắng nóng 2023 này - khi thuỷ điện đang chiếm khoảng 30% công suất nguồn điện của hệ thống, nhưng sản lượng điện khai thác từ thuỷ điện có nhiều thời điểm đã chiếm tới hơn 40%. Trong khi đó, nguồn điện từ năng lượng tái tạo đã chiếm một tỷ lệ lớn với hơn 27% công suất nguồn trong hệ thống điện quốc gia nhưng lại chưa phát huy được hết các ưu thế. Thuỷ điện thiếu nước, lo ngại thiếu điện - giải toả áp lực năng lượng sạch và phát triển bền vững bằng cách nào? PV Nguyên Long có một vài phân tích.
Đang phát
Live