Mặc dù được triển khai từ năm 2021, nhưng Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đang gặp những vướng mắc, bất cập, khiến các địa phương khó triển khai dự án, giải ngân nguồn vốn.
Cùng với các chính sách hỗ trợ khác của Đảng và Nhà nước, nguồn vốn 3 chương trình mục tiêu quốc gia được đầu tư, hỗ trợ tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Lai Châu đã thúc đẩy kinh tế, xã hội ở địa phương phát triển. Các mô hình, dự án từ chương trình giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã thực sự phát huy hiệu quả, làm thay đổi diện mạo và đời sống người dân ở nhiều bản làng.
Yên Bái là tỉnh miền núi có 30 dân tộc cùng sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 57,3 %. Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, thời gian qua, cùng với lồng ghép các chính sách của Trung ương, của tỉnh để phát triển kinh tế - xã hội, Yên Bái còn ban hành nhiều nghị quyết, chính sách, cũng như tuyên truyền, vận động giúp đồng bào nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, chấp hành tốt các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và nhà nước, qua đó đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa đã có nhiều khởi sắc.
Ngày 11/5, tại Cần Thơ, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Cần Thơ phối hợp cùng Ban Công tác phía Nam Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Trường Đại học Cần Thơ, Viện FNF tại Việt Nam và Ủy ban Công tác Dân tộc (UBDT) tổ chức Hội thảo cấp vùng “Giải pháp phát triển kinh tế - xã hội bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số vùng ĐBSCL”.
Nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở các huyện miền núi tỉnh Bình Định đã đăng ký vay vốn xây mới, sửa chữa nhà ở theo Nghị định 28 của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.
Để cán bộ dám “xé rào” vì dân, vì nước.- Đội nữ dân phòng vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Đồng Nai.- Chuyến thăm của Thủ tướng Australia tới Ấn Độ để thúc đẩy quan hệ chiến lược, kinh tế giữa 2 nước.
Tỉnh Sóc Trăng luôn chú trọng phát triển đảng viên là người dân tộc thiểu số. Không chỉ quan tâm đến số lượng mà chất lượng đảng viên mới kết nạp là người dân tộc thiểu số cũng ngày càng được nâng lên, góp phần thực hiện hiệu quả công tác phát triển kinh tế xã hội, xây dựng hệ thống chính trị, đảm bảo an ninh quốc phòng tại địa phương.
Với hy vọng sớm đổi đời nhưng vì thiếu hiểu biết pháp luật, không ít đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt tại khu vực biên giới giáp ranh với các nước bạn Lào và Campuchia, bị đối tượng phạm tội ma túy lôi kéo vận chuyển thuê ma túy cho chúng. Làm sao để tuyên truyền, vận động người dân cảnh giác, không bị các đối tượng lợi dụng, đảm bảo an ninh trật tự, góp phần xây dựng đời sống cho bà con đồng bào dân tộc còn nhiều khó khăn là vấn đề cần được quan tâm. Trong chương trình hôm nay, mời quý vị và các bạn cùng nghe tiểu phẩm “Tiếng sáo Giàng A Páo” để hiểu thêm về câu chuyện này:
Từ nhiều năm nay, vùng dân tộc thiểu số vẫn là nơi tồn tại 5 nhất, đó là vùng có điều kiện tự nhiên khó khăn nhất; chất lượng nguồn nhân lực thấp nhất; kinh tế - xã hội phát triển chậm nhất; tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản thấp nhất; tỷ lệ người nghèo cao nhất. Từ thực tế đó, các chính sách, pháp luật đều dành những quy định riêng, có tính đặc thù giúp đồng bào dân tộc miền núi khắc phục được những khó khăn, vươn lên thoát nghèo. Hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến đối tượng này khá nhiều, đa dạng và được nhiều lần sửa đổi song qua tổ chức thực hiện vẫn còn những bất cập.
Chính phủ phê duyệt danh sách hơn 3.400 xã thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025.- Hơn 35 triệu công dân được cấp số định danh cá nhân.- Tỉnh Quảng Nam tiến hành đánh sập các hầm khai thác vàng trái phép trong địa phận Vườn Quốc gia Sông Thanh, trong ngày 19/6 tới.- Mỹ và Liên minh châu Âu cam kết gỡ bỏ thuế quan đối với mặt hàng thép trước ngày 1/12 năm nay.- Các rạn san hô trên thế giới đang đối mặt với nguy cơ dần biến mất do hiện tượng tẩy trắng khi nhiệt độ nước biển tăng cao.
Đang phát
Live