Chiều ngày 22/3/2024, tại phòng khám đa khoa khu vực thuộc xã Cảm Ân, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em - Bộ Y tế và Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam tổ chức phát động Chiến dịch khám, chữa bệnh miễn phí kết hợp chuyển giao kỹ thuật y tế cho các bệnh viện vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2025, thành phố Hà Nội đã dành hơn 2.100 tỷ đồng để thực hiện Chương trình. Đây là nguồn lực quan trọng để vùng đồng bào dân tộc của Thủ đô tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội.
Là một trong những địa phương có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống (với hơn 63%), 9/11 xã, thị trấn thuộc diện đặc biệt khó khăn, Huyện uỷ Lăk, tỉnh Đắk Lắk luôn xác định công tác phát triển đảng vùng đồng bào dân tộc thiểu số là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng. Mỗi đảng viên phải là một hạt nhân nòng cốt, gương mẫu, đi đầu trong các phong trào thi đua góp phần xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh.
Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là chủ trương nhằm thu hẹp dần khoảng cách của vùng so với bình quân chung của cả nước. Thế nhưng, qua hơn 2 năm triển khai, đồng bào nghèo vẫn chưa được thụ hưởng nhiều từ chính sách này do các văn bản chưa đồng nhất, thủ tục rườm rà, nhiều quy định không sát thực tế. Cùng với các địa phương trên cả nước, tỉnh Quảng Nam đang tập trung tháo gỡ vướng mắc, “cởi trói” tâm lý sợ sai, phát huy vai trò người đứng đầu tại các đơn vị, địa phương, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án của chương trình.
Thực hiện các chương trình, chính sách phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Chính phủ đã đem lại những kết quả tích cực, góp phần nâng cao đời sống người dân tại các địa phương. Nhiều sản phẩm của bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã được đầu tư theo hướng sản xuất hàng hóa, xây dựng thương hiệu sản phẩm gắn với những tập tục, truyền thống văn hóa. Tuy nhiên, sản phẩm của bà con đồng bào dân tộc thiểu số vẫn chưa có nhiều thương hiệu uy tín được đưa ra thị trường, tỷ lệ các sản phẩm còn thấp ở các kệ hàng hóa trong các siêu thị, cửa hàng bán lẻ.
Mặc dù đã có nhiều chính sách hỗ trợ để sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tạo lập được thương hiệu, xây dựng bản sắc giúp nâng cao khả năng cạnh tranh nhưng đến nay vẫn chưa có nhiều sản phẩm được đưa ra thị trường, tiếp cận với những hệ thống phân phối hiện đại. Nội dung này đã được các chuyên gia tập trung thảo luận tại Tọa đàm “Định vị thương hiệu cho sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi” do Tạp chí Công thương tổ chức.
Mặc dù các chương trình, chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đem lại kết quả tích cực, góp phần nâng cao đời sống người dân tại địa phương song tỷ lệ và tần suất xuất hiện các sản phẩm của vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong hệ thống phân phối còn thấp. Tại Toạ đàm “Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vào hệ thống phân phối hiện đại” do Tạp chí Công Thương thực hiện, các chuyên gia cho rằng, các địa phương, doanh nghiệp cần có những giải pháp đồng bộ hơn nhằm tạo ra sản phẩm hàng hóa đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng, có thể tham gia bền vững vào các hệ thống phân phối.
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 là động lực thúc đẩy phát triển thị trường, tạo ra nền tảng căn bản cho sản xuất sản phẩm, hàng hóa khu vực đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Tuy nhiên, việc kết nối, phát triển thị trường cần sự vào cuộc mạnh mẽ hơn từ các cấp, ngành, địa phương và doanh nghiệp để tạo lực đẩy cho sản phẩm khu vực này có cơ hội tham gia vào chuỗi cung ứng tại thị trường trong và ngoài nước.
Thời gian qua, việc triển khai các chính sách bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc thiểu số gắn phát triển sản phẩm vùng đồng bào dân tộc đã phát huy hiệu quả. Tuy nhiên, thực tế triển khai cho thấy, cần có những định hướng, chính sách và hành động quyết liệt, phù hợp hơn để khai thác hiệu quả các giá trị văn hóa. Đây là những thông tin đáng chú ý tại Tọa đàm “Khai thác giá trị văn hoá, phát triển sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi” do Tạp chí Công Thương thưc hiện.
Sáng nay (1/9), tại xã Hải Sơn, thành phố Móng Cái, UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức lễ gắn biển công trình chào mừng kỷ niệm 60 năm ngày Thành lập tỉnh Quảng Ninh và khánh thành dự án cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 341 (Quốc lộ 18c) từ khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái đến khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh - Giai đoạn 2.
Đang phát
Live