
Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc được Quốc hội khóa 15 bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026.- Hưởng ứng lời kêu gọi của Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, sau 1 ngày, hơn 1.300 lượt người tình nguyện đăng ký hỗ trợ TPHCM phòng chống dịch bệnh.- Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố kết quả phân tích phổ điểm của từng môn thi và phổ điểm của một số tổ hợp xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2021 đợt 1. Đây là cơ sở dữ liệu quan trọng để đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông, đồng thời là cơ sở để các trường đại học, cao đẳng xác định ngưỡng điểm xét tuyển.- Afghanistan kêu gọi cộng đồng quốc tế ngăn chặn các hành động bạo lực mới khi Taliban nhằm vào lực lượng an ninh Chính phủ và dân thường.- Bão In-Fa chính thức đổ bộ lần hai vào Trung Quốc gây ra đợt mưa lũ lớn lịch sử ở tỉnh Hà Nam, miền Trung nước này.
Chính phủ một loạt quốc gia trong đó có Pháp, Hunggary, Maroc và cả Israel đã bắt đầu có động thái sau khi một loạt hãng truyền thông lớn trên thế giới tiết lộ thông tin gây chấn động về việc hàng chục nghìn chính trị gia, giám đốc điều hành doanh nghiệp, nhà báo và các nhà hoạt động trên thế giới trở thành mục tiêu của phần mềm theo dõi Pegasus do một công ty tư nhân của Israel phát triển. Vụ việc không chỉ đặt ra câu hỏi về lỗ hổng an ninh mạng, mà còn có nguy cơ tạo ra một cuộc khủng hoảng ngoại giao quy mô lớn giữa các nước liên quan.
Hiện nay, trên cả nước có hàng trăm trường Đại học, Học viện, Trường Cao đẳng với hàng chục nghìn giảng viên tham gia đào tạo. Ngoài các trường Đại học, Học viện, Cao đẳng đóng tại trung tâm thành phố lớn như Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh thì ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước đều có các trường Đại học, Cao đẳng đào tạo cung ứng nhân lực cho doanh nghiệp tại địa phương và các tỉnh, thành lân cận. Và các Trường Đại học trên địa bàn các tỉnh, thành đang làm gì để nâng nâng cao chất lượng đào tạo? Doanh nghiệp được hưởng lợi gì từ nguồn nhân lực đào tạo ngay tại địa phương? Chương trình hôm nay, mời quý vị và các bạn cùng tìm hiểu mô hình đào tạo tại Trường Đại học Thái Bình, tại tỉnh Thái Bình với chủ đề: “Liên kết đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu hội nhập”. Khách mời tham gia chương trình là Tiến sĩ Trần Thị Hòa, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Thái Bình, và Ông Vũ Đức Đông, Phó chủ tịch Hội Doanh nghiệp trẻ tỉnh Thái Bình, Chủ tịch Công ty CEO Thái Bình Holding.
Sáng nay 21-7, Phó thủ tướng Chính Phủ Vũ Đức Đam và đoàn công tác của TW đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Tiền Giang và Bến Tre về công tác phòng chống dịch Covid-19 tại 2 địa phương này.
Quy chế tuyển sinh và đào tạo tiến sĩ (Thông tư 18) được Bộ GD&ĐT ban hành mới đây vẫn đang nhận được sự quan tâm của giới chuyên gia học thuật. Với một số điểm điều chỉnh, Quy chế mới đã làm dấy lên những tranh luận, trong đó có sự lo ngại về những thay đổi sẽ làm giảm chất lượng đào tạo tiến sĩ ở Việt Nam. Dư luận đang chia thành hai luồng ý kiến khác nhau: Một bên cho rằng, Quy chế mới có nhiều điểm tiến bộ, quy định chi tiết hơn một số điểm so với Quy chế 2017. Luồng ý kiến thứ hai cho rằng, chuẩn đầu ra về chuyên môn và ngoại ngữ, tính hội nhập quốc tế thấp hơn so với Quy chế cũ. Trong đó, điểm được quan tâm nhất là việc Bộ Giáo dục và Đào tạo đã bỏ yêu cầu bắt buộc về công bố quốc tế với cả nghiên cứu sinh và người hướng dẫn, vốn là điểm được đánh giá cao trong quy chế cũ ban hành năm 2017. Với quy định này, nhiều ý kiến cho rằng quy chế mới là một bước thụt lùi so với quy chế cũ, thay vì khuyến khích vươn ra thế giới thì lại “về tắm ao làng.”
Quy chế mới về đào tạo Tiến sĩ: "Bước ra biển lớn" hay "về tắm ao làng"?- Sức trẻ trong tâm dịch TP.HCM.- Những bài toán lợi ích liên quan đến dự án Dòng chảy phương Bắc 2.- Bài viết đầu tiên trong loạt bài “Thúc đẩy giao thương trực tuyến – “siết”, “mở” song hành” với nhan đề “Giao thương online nở rộ - hiệu quả thấy rõ, bất cập cũng nhiều”.- Kỹ thuật đột phá chuyển sóng não thành lời nói đem lại hy vọng cho người mất khả năng ngôn ngữ.
-Đến Pháp tìm hiểu mô hình “vườn ươm” côn trùng, bảo vệ mùa màng không dùng thuốc trừ sâu - Quy chế mới về đào tạo tiến sĩ- liệu có đảm bảo tính thực tế và hiệu quả?
Quy chế mới về đào tạo tiến sĩ vừa được Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành, có nhiều cải tiến, nhưng cũng có những “dễ dãi”- liệu điều này có làm giảm chất lượng đào tạo tiến sĩ?- Những suất ăn yêu thương tiếp sức cho bác sĩ nơi tuyến đầu chống dịch.- Chị Elena Rodriguez và câu chuyện sẻ chia “gánh nặng” với ngời dân Peru.
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư 18 năm 2021 về Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ thay thế Thông tư 08 năm 2017. Thông tư 18 có hiệu lực từ ngày 15/8 – đúng dịp tuyển sinh nghiên cứu sinh khóa mới của nhiều cơ sở đào tạo. Với những điểm mới, Thông tư 18 được kỳ vọng sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo trình độ tiến sĩ ở trong nước, phát huy tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học; tăng cường trách nhiệm giải trình, công khai, minh bạch nhằm tạo lập niềm tin của xã hội về chất lượng đào tạo tiến sĩ tại Việt Nam. Tuy nhiên, những ngày qua, không ít ý kiến cho rằng quy chế mới có cải tiến, nhưng có những dễ dãi vì hạ thấp chuẩn làm giảm chất lượng đào tạo tiến sĩ, thậm chí quy chế mới vấp phải sự tranh cãi quyết liệt giữa các nhà khoa học.
Những chương trình thiện nguyện đồng hành cùng người bán vé số ở Cần Thơ vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19- Quy chế mới về đào tạo tiến sĩ, làm sao để quy chế mới đảm bảo tính thực tế và hiệu quả?
Đang phát
Live