
Chất lượng của đại biểu chuyên trách quyết định quan trọng đến chất lượng hoạt động Quốc hội. Theo dự kiến cơ cấu Quốc hội khóa XV, tỷ lệ đại biểu chuyên trách sẽ tăng từ ít nhất 35% lên 40% (trong tổng số 500 đại biểu); đồng thời giảm đại diện ở các khối khác như hành pháp, lực lượng vũ trang... Do vậy, việc tăng số lượng đại biểu chuyên trách cần đi liền với triển khai tốt những giải pháp nâng cao chất lượng của khối đại biểu này.. Đây là vấn đề cần được nghiêm túc xem xét nhất là khi cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 15 và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 đang đến gần:
Để chuẩn bị cho cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa 15 và Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, hiện nay các địa phương đang lập danh sách cử tri và công việc này phải phải được hoàn thành chậm nhất là ngày 04 tháng 4 này. Ông Nguyễn Quang Minh, Trưởng ban Dân chủ pháp luật, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giải đáp cụ thể:- Sau khi danh sách cử tri được lập thì việc niêm yết danh sách này sẽ được tiến hành như thế nào?- Quyền bầu cử của các cử tri đối với việc bầu cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu HĐND các cấp có giống nhau hay không?
Ngay sau phần tuyên thệ của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, các đại biểu Quốc hội đã bày tỏ sự tin tưởng và mong muốn tân Chủ tịch Quốc hội phát huy được những thành quả của Quốc hội khóa 14, tiếp tục lãnh đạo, điều hành Quốc hội trong nhiệm kỳ mới đáp ứng tốt mong mỏi của cử tri và nhân dân, đóng góp vào sự phát triển của đất nước.
Chiều nay, trao đổi bên hành lang Quốc hội, nhiều đại biểu đồng tình cao với những kết quả nhiệm kỳ Quốc hội khóa 14 trong phát triển chung của đất nước, nhất là vai trò điều hành của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và các Phó chủ tịch Quốc hội trong nhiệm kỳ này.
Báo cáo công tác nhiệm kỳ 2016-2021 của Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, trong nhiệm kỳ vừa qua, con tàu Việt Nam đã phải vượt qua hải trình dồn dập bão tố của biết bao khó khăn, thách thức lớn hơn, vượt xa hơn so với những dự tính ban đầu nhiệm kỳ. Đặc biệt, từ đầu năm 2020, đại dịch Covid-19 đã ập đến tàn phá nặng nề nền kinh tế thế giới và các quốc gia. Như câu tục ngữ “lửa thử vàng, gian nan thử sức”, trong 5 năm qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đề ra trên tất cả các lĩnh vực, nhất là thành công trong phòng chống đại dịch Covid-19 thời gian qua. Chính phủ hành động vượt qua "Hải trình dồn dập bão tố" như thế nào là nội dung Thu Huyền, PV Đài Tiếng nói Việt Nam bàn luận với Đại biểu Hoàng Đức Thắng, Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị.
Quốc hội Việt Nam đã thành lập Nhóm Đại biểu Quốc hội trẻ vào tháng 11 năm 2016 theo Nghị quyết số 299 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Khóa XIV. Đây là các ĐBQH có tuổi từ 45 trở xuống tính từ thời điểm thành lập nhóm. Hiện nay, Nhóm ĐBQH trẻ Việt Nam có 131 thành viên, nhiều ĐBQH trẻ đang giữ các vị trí quan trọng trong Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, tham gia tích cực vào các hoạt động của Quốc hội. Cần có chính sách, cơ chế đặc thù để thu hút, trọng dụng nhiều hơn nữa những người trẻ đủ đức, đủ tài tham gia vào cơ quan dân cử được xem là giải pháp góp phần tạo tính đột phá trong hoạt động của Quốc hội.
Sẵn sàng cho Ngày hội toàn dân - bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, tỉnh Quảng Ninh tập trung triển khai công tác chuẩn bị. Lấy tiêu chuẩn và chất lượng đại biểu làm trọng tâm, chất lượng người ứng cử tại Quảng Ninh cũng được nâng lên hơn so với nhiệm kỳ trước.
Để đảm bảo thành công của cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa 15 và Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, các cơ quan, ban ngành liên quan đã ban hành nhiều văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân. Ông Nguyễn Quang Minh, Trưởng ban Dân chủ pháp luật, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam trả lời cụ thể những văn bản nào?
Trước vụ việc một người dân ở Thành phố Hồ Chí Minh, từ ngày 1/1 đến 8/3/2021, đã đi 18 bệnh viện để khám bảo hiểm y tế với 80 lần, các đại biểu Quốc hội cho rằng cần có sự kết nối thông tin và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ sở khám chữa bệnh, bệnh viện để chống tình trạng trục lợi bảo hiểm nếu xảy ra.
Ông Nguyễn Quang Minh, Trưởng ban Dân chủ pháp luật, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam giải đáp về quy định tại Hiến pháp 2013 và Luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân, việc bầu cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành theo 4 nguyên tắc:- Nguyên tắc bầu cử phổ thông,- Nguyên tắc bình đẳng,- Nguyên tắc bầu cử trực tiếp,- Nguyên tắc bỏ phiếu kín.- Vậy cụ thể những nguyên tắc này là gì?
Đang phát
Live