Quốc hội Việt Nam đã thành lập Nhóm Đại biểu Quốc hội trẻ vào tháng 11 năm 2016 theo Nghị quyết số 299 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Khóa XIV. Đây là các ĐBQH có tuổi từ 45 trở xuống tính từ thời điểm thành lập nhóm. Hiện nay, Nhóm ĐBQH trẻ Việt Nam có 131 thành viên, nhiều ĐBQH trẻ đang giữ các vị trí quan trọng trong Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, tham gia tích cực vào các hoạt động của Quốc hội. Cần có chính sách, cơ chế đặc thù để thu hút, trọng dụng nhiều hơn nữa những người trẻ đủ đức, đủ tài tham gia vào cơ quan dân cử được xem là giải pháp góp phần tạo tính đột phá trong hoạt động của Quốc hội.
Sẵn sàng cho Ngày hội toàn dân - bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, tỉnh Quảng Ninh tập trung triển khai công tác chuẩn bị. Lấy tiêu chuẩn và chất lượng đại biểu làm trọng tâm, chất lượng người ứng cử tại Quảng Ninh cũng được nâng lên hơn so với nhiệm kỳ trước.
Để đảm bảo thành công của cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa 15 và Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, các cơ quan, ban ngành liên quan đã ban hành nhiều văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân. Ông Nguyễn Quang Minh, Trưởng ban Dân chủ pháp luật, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam trả lời cụ thể những văn bản nào?
Trước vụ việc một người dân ở Thành phố Hồ Chí Minh, từ ngày 1/1 đến 8/3/2021, đã đi 18 bệnh viện để khám bảo hiểm y tế với 80 lần, các đại biểu Quốc hội cho rằng cần có sự kết nối thông tin và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ sở khám chữa bệnh, bệnh viện để chống tình trạng trục lợi bảo hiểm nếu xảy ra.
Ông Nguyễn Quang Minh, Trưởng ban Dân chủ pháp luật, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam giải đáp về quy định tại Hiến pháp 2013 và Luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân, việc bầu cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành theo 4 nguyên tắc:- Nguyên tắc bầu cử phổ thông,- Nguyên tắc bình đẳng,- Nguyên tắc bầu cử trực tiếp,- Nguyên tắc bỏ phiếu kín.- Vậy cụ thể những nguyên tắc này là gì?
Trong Chuyên mục “Hỏi đáp về bầu cử” hôm nay, Luật sư Nguyễn Phú Thắng, Giám đốc Công ty Luật Intercode sẽ giải đáp 1 số câu hỏi liên quan đến quyền bầu cử của người dân và những trường hợp không được ứng cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân. Cụ thể:- Quyền bầu cử là gì? Quyền ứng cử là gì?- Tại sao nói bầu cử là quyền và nghĩa vụ của công dân?- Người nào không được ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân?
- Cơ hội mở cho người tự ứng cử Đại biểu Quốc hội, Đại biểu HĐND.- Mỹ tăng cường hợp tác với đồng minh ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.- Cảnh báo về nạn “Tín dụng đen” và những hệ lụy ở vùng cao Điện Biên.- Liên Hợp Quốc kêu gọi các nước bảo vệ dân thường trước nạn đói do xung đột
- Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp tục được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV.- Tại phiên họp thứ 54 diễn ra vào ngày 15/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về công tác nhân sự để trình Quốc hội.- Hôm nay, Hà Nội sẽ cho mở lại phố đi bộ Hồ Gươm, trong khi chùa Hương sẽ đón du khách từ ngày mai.- Hiện đang là thời điểm mở biển thuận lợi nhất, nhưng việc thiếu lao động đi biển đã khiến nhiều tàu cá của ngư dân các tỉnh miền Trung phải nằm bờ.- Trung bình, cứ 10 chung cư ở thành phố thì có một chung cư đang xảy ra tranh chấp, mà một trong những nguyên nhân chính là việc quản lý và sử dụng quỹ bảo trì.- Lãnh đạo quân đội Myanmar khẳng định, sẽ chỉ nắm quyền điều hành đất nước cho đến khi bầu cử và sẽ chuyển giao quyền lực cho bên chiến thắng.- Tổng thống Mỹ Joe Biden chính thức ký ban hành gói cứu trợ Covid-19 lớn nhất lịch sử trị giá 1.900 tỷ đô la.
“Được dân tin” đó là thành quả, là sự ghi nhận thiết thực nhất mà mỗi đại biểu dân cử mong muốn có được trong hoạt động của mình. Đó cũng là động lực, là sự thôi thúc để đại biểu dân cử vượt qua những khó khăn, thách thức làm tròn trọng trách được nhân dân tin cậy giao phó. Nhưng để dân tin, không cách nào khác, Quốc hội, các đại biểu Quốc hội phải thuyết phục được cử tri bằng chính những việc làm, hoạt động cụ thể và cần thêm những cơ chế để đại biểu làm tròn vai của mình. Những cơ chế đó cần được lưu tâm ngay từ khâu bầu cử bởi chất lượng đại biểu Quốc hội phụ thuộc không nhỏ vào chất lượng lựa chọn, bầu cử. Trong chương trình Quốc hội với cử tri hôm nay, phóng viên Vân Hồng có cuộc trò chuyện với đại biểu K’Sor H’Bơ Khắp để giúp quý vị hiểu hơn về hoạt động, về những tâm tư, trăn trở của đại biểu dân cử cũng như những mong muốn của cử tri vào chất lượng đại biểu Quốc hội nhiệm kỳ mới
Nâng cao quyền của phụ nữ trong đời sống chính trị - xã hội là một cam kết chính trị của Đảng và Nhà nước Việt Nam với nhân dân và thế giới. Trong chủ trương, đường lối và chính sách, pháp luật, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến vấn đề phát triển phụ nữ như là một giải pháp phát triển xã hội bền vững, là tương lai tốt đẹp của đất nước. Đóng góp của các nữ đại biểu Quốc hội qua các khóa Quốc hội là một trong những ví dụ cho thấy phụ nữ đã dần khẳng định được vai trò, vị thế của mình trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt trong hoạt động chính trị.
Đang phát
Live