VOV1 - Cục Thuế, Bộ Tài chính dự kiến đề xuất phương án cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính thuế, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin, tái sử dụng thông tin, dữ liệu đã được số hóa.
Cải cách, cắt giảm thủ tục hành chính ngay trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; Chỉ duy trì những thủ tục hành chính thật sự cần thiết, chi phí tuân thủ thấp nhất, Tạo thuận lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận và thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công không phụ thuộc địa giới hành chính… Đây là những nhiệm vụ trọng tâm được nêu tại Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính phục vụ người dân, doanh nghiệp.
Hôm qua (23-12), những người Palestine theo đạo Thiên chúa đã tổ chức một buổi cầu nguyện Giáng sinh đơn giản ở Bethlehem, với những bài thánh ca dưới ánh nến và cầu nguyện cho hòa bình ở Gaza thay vì các lễ hội đông vui như các năm trước tại nơi Chúa Giêsu sinh ra theo kinh thánh.
Ngày 12/11/2023, Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ đã ban hành công văn số 97 về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020 - 2025. Các Bộ: Công Thương, Tư pháp, Tài chính, Văn hóa - Thể thao và Du lịch được yêu cầu phải trình Thủ tướng các phương án cắt giảm, đơn giản hóa các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh trước ngày 30/11 này. Hơn 10 Bộ ngành khác cũng được yêu cầu khẩn trương hoàn thành việc thực thi phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh đã được phê duyệt tại các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ trước ngày 20/12. Cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh: Vì sao còn chậm? Ông Đậu Anh Tuấn - Phó Tổng thư ký, Trưởng Ban Pháp chế Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng bàn luận về câu chuyện này.
Ủy ban châu Âu (EC) hôm nay đề xuất kế hoạch tiến hành một cuộc cải cách các quy tắc hải quan phức tạp đối với hàng hóa được đặt hàng trực tuyến, để đối phó với các tiêu chuẩn lao động, cũng như các lệnh trừng phạt đối với hàng hóa nhập khẩu
Thời gian qua, Chính phủ luôn đồng hành với những khó khăn của doanh nghiệp. Điều này đã được minh chứng bởi sự quan tâm của Chính phủ trong việc tập trung xây dựng cơ chế, chính sách; cải cách hành chính, đặc biệt là thủ tục hành chính, yêu cầu các cơ quan chức năng rà soát lại các thủ tục thanh tra, kiểm tra nhằm cắt giảm tối đa phiền hà cho doanh nghiệp... qua đó tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt phương án phân cấp 699 thủ tục hành chính trên 100 lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của các Bộ, cơ quan nganh bộ; cả nước đã thành lập 11.700 bộ phận bộ phận một cửa các cấp để tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính trong đó có 56/63 địa phương tổ chức theo mô hình trung tâm phục vụ hành chính công cấp tỉnh; gần 4400/6502 thủ tục hành chính được tích hợp trên môi trường điện tử, người dân có thể thực hiện trực tuyến, đạt trên 67%.
Ngày lễ Thiên Chúa Giáng sinh năm nay diễn ra trong bối cảnh dịch covid 19 diễn biến phức tạp, các xứ đạo đều tổ chức đơn giản, nhưng ấm áp và đảm bảo an toàn cho giáo dân- Lần đầu tiên thu ngân sách nhà nước của tỉnh Quảng Trị đạt hơn 5.000 tỷ đồng, đứng thứ 3 trong 14 tỉnh khu vực Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung- Sau khi vụ án nâng khống giá kít xét nghiệm SARS-CoV-2 của Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á bị khởi tố, Công an Thành phố Hồ Chí Minh rà soát tất cả các trường hợp mua sắm vật tư y tế- Trong cuộc họp báo lần thứ 17, Tổng thống Nga Putin tiết lộ, Nga và Trung Quốc đang cùng phát triển vũ khí công nghệ cao- Thủ tướng Ấn Độ chủ trì cuộc họp đánh giá tình hình covid 19 trước sự lây lan nhanh chóng của biến thể Omicron
Tháng 5/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 68 về chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020 – 2025, trong đó đặt ra mục tiêu cắt giảm, đơn giản hóa ít nhất 20% số quy định, cắt giảm ít nhất 20% chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp. Đồng thời, Nghị quyết 68 nêu rõ phải cắt giảm các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh, không phân biệt đó là thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh hay thủ tục kiểm tra chuyên ngành, nếu gây khó khăn cho doanh nghiệp sẽ bị bãi bỏ. Đây là điểm khác biệt căn bản so với các nghị quyết về cải thiện môi trường kinh doanh trước đó. Rõ ràng, năm 2021 và năm 2022 sẽ là những năm bản lề để thực hiện mục tiêu đề ra của nghị quyết 68. Con số 20% cắt giảm trong quy định của pháp luật, cũng như chi phí cho doanh nghiệp – sẽ là ít nếu như tất cả đều vào guồng với cùng một mục đích vì doanh nghiệp, vì nhân dân, nhưng cũng sẽ là nhiều và thách thức nếu như khâu thực thi chính sách còn khoảng cách xa vời với chính sách, và các bộ ngành, địa phương vẫn giữ lợi ích của riêng mình. Chương trình Đối thoại hôm nay sẽ bàn sâu hơn câu chuyện: Nỗ lực cho mục tiêu cắt giảm 20% chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp với sự tham gia của hai vị khách mời là Tiến sỹ Tô Hoài Nam- Phó Chủ tịch thường trực Kiêm Tổng thư ký Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam và chuyên gia kinh tế, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh.
- Ngành Hải quan đơn giản hóa thủ tục hành chính - tạo thuận lợi cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu - Hải Phòng: Điểm sáng thu hút vốn đầu tư nước ngoài - Giải pháp thúc đẩy phát triển đô thị “xanh”.
Trong khi hàng loạt gói hỗ trợ cho doanh nghiệp và người dân ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 vẫn chưa tiếp cận được vì vướng thủ tục - thì trên thực tế - vẫn còn khá nhiều cuộc thanh tra, kiểm tra theo kiểu “hành” doanh nghiệp; rất nhiều thủ tục hành chính rườm rà, và cả những điều kiện kinh doanh vẫn đang tiếp tục được ban hành… Thực tế này đang diễn ra như thế nào? Và để thúc đẩy "cỗ xe tam mã" phát triển thì môi trường kinh doanh, thể chế phải ra sao? Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương.
Đang phát
Live