Đối với nạn nhân chấn thương nặng do tai nạn giao thông hay người bệnh đột quỵ do nhồi máu cơ tim hoặc nhồi máu não…thì “giờ vàng” trong cấp cứu vô cùng quan trọng, quyết định sự sống của người bệnh. Vì vậy, tại những bệnh viện tuyến dưới, nhất là ở miền núi vùng sâu, vùng xa, việc vận chuyển bệnh nhân về tuyến trên cấp cứu luôn đòi hỏi sự gấp gáp, khẩn trương và tập trung cao độ. Chạy đua với tử thần để giành giật sự sống cho người bệnh, ekip y, bác sĩ và lái xe đã phải vượt qua những vất vả khó khăn đến mức có lúc không thể tưởng tượng nổi, nhất là khi trời mưa, sương mù dày đặc hạn chế tấm nhìn, trơn trượt và tắc đường. Nhân ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, phóng viên Văn Hải ghi lại sự hy sinh thầm lặng của nhân viên y tế trên những chuyến xe cứu thương.
Trong không gian lắng đọng và thanh tịnh của thời khắc đầu xuân Tân Sửu này… Ta đã thấy những chông gai nhọc nhằn trải suốt năm dài; ta cũng thấy đâm mầm hy vọng từ tình người, tình đời, từ can trường và dẻo dai sức sống Việt Nam. Đất nước ta vững vàng vượt qua một năm sóng gió, bởi có những bàn tay đã chìa ra nắm lấy những bàn tay, “đòi sống ấm êm nhân danh con người”. “Ta đã thấy gì trong đêm nay”, tùy bút chào năm mới của nhà báo Uông Ngọc Dậu, mời quý vị và các bạn cùng nghe qua giọng đọc của nghệ sỹ ưu tú Hoàng Yến:
- Không khí đón năm mới khắp 3 miền.- Trao đổi với đại biểu Quốc hội, nhà sử học Dương Trung Quốc về một giao thừa khác lạ, vắng bóng pháo hoa tại không ít địa phương, nhưng vẫn tràn đầy hứng khởi và niềm tin về một năm mới tốt lành hơn.- Tùy bút của nhà báo Uông Ngọc Dậu: Ta đã thấy gì trong đêm nay...
Tiết trời cuối tháng chạp, khi phố phường bắt đầu chộn rộn bán mua, khi những món quà quê theo thương lái về phố, hẳn nhiều người trong chúng ta lại nao nao với ký ức về các phiên chợ tết ở quê nhà. Thuở ấy, chợ tết chính là nơi không khí tết cổ truyền về sớm nhất và đi chợ tết là nỗi háo hức của cả trẻ con và người lớn. Ký ức chợ tết xưa lại ùa về mãnh liệt hơn khi tết năm nay đón xuân trong hoàn cảnh đặc biệt: cả nước đang chung sức chống dịch Covid 19, nhiều chợ đìu hiu, thưa vắng hơn. Chắc chắn ít người được hít hà hương quê, chợ tết vì dịch bệnh. Vậy tại sao chúng ta lại không cùng nhau nhắc nhớ lại ký ức về chợ tết để vơi đi nỗi nhớ? Chuyện đêm hôm nay phóng viên Đài TNVN gặp gỡ và trò chuyện với nhà báo, nhà văn Ngô Bá Lục- một cây viết trẻ về làng quê, được nhiều độc giả yêu thích với các tác phẩm như: Gió đồng hun hút, Hoài niệm Tết xưa.
Chương trình tư vấn về tình trạng đau lưng, giảm sức lao động do thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm và cách điều trị hiệu quả. Khách mời là TS, Thầy thuốc ưu tú: Phạm Hưng Củng - Nguyên Vụ trưởng Vụ y học Cổ truyền.
Tiến sĩ, Bác sĩ cao cấp chuyên khoa cấp 2 Đoàn Chí Cường, Nguyên Phó Chủ nhiệm Bộ môn - Khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Quân y 103 sẽ tư vấn về cách phòng và điều trị bệnh thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm
- Cuộc khủng hoảng mang tên đại dịch Covid-19 khoét sâu khoảng cách bất bình đẳng, khiến lao động nữ càng gặp nhiều khó khăn. Làm cách nào để hỗ trợ họ?- "Đêm thiêng liêng 2: Sống như những đóa hoa”.- Những giáo viên tự đóng bàn học tặng học sinh nghèo ở Mỹ nhằm khuyến khích các em tích cực học tập!
- Cần cú hích nào cho loại hình kinh doanh dịch vụ giải trí về đêm trong bối cảnh “bình thường mới”, khi dịch bệnh COVID- 19 còn có thể kéo dài, phức tạp?- Phát minh chiếc nôi thông minh sử dụng trí tuệ nhân tạo giúp bé có giấc ngủ ngon hơn.- Những chiếc khẩu trang làm từ sợi gai dầu giúp bảo vệ môi trường.- Chuyện kể của những người bảo vệ Lễ đài ngày độc lập.- Tình yêu dành cho những con rối và nghệ thuật điện ảnh, sân khấu truyền thống.
- Liên hoan Giai điệu Sơn ca lần V-2020 đang diễn ra tại Nhà hát Đài TNVN. Trong Studio Mở, mời quý vị cùng trò chuyện về Liên hoan đã Ươm mầm những nghệ sĩ tương lai này.- Du lịch đêm – Động lực kích cầu ngành du lịch.- Khẩu trang đính vàng và kim cương “lên ngôi” tại Ấn Độ.
Nhanh chóng kích cầu du lịch sau đại dịch Covid-19, lượng khách nội địa đến Đà Nẵng ngày một tăng. Đây là một dấu hiệu khả quan trong nỗ lực phục hồi ngành du lịch của thành phố bên bờ sông Hàn. Hiện Đà Nẵng là điểm du lịch nổi tiếng nhưng nhiều du khách cho rằng ban đêm “không biết đi đâu, chơi gì”. Theo các chuyên gia, ngay từ bây giờ Đà Nẵng phải tạo sản phẩm, dịch vụ ban đêm để duy trì sức hút cho điểm đến Đà Nẵng, từ đó làm gia tăng chi tiêu và số ngày lưu trú của du khách khi đến với thành phố này. Bài viết của phóng viên Phương Cúc tại miền Trung.