Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Giao thông Thái Lan Suriya Juangroongruangkit hôm 8/5 cho biết Chính phủ Thái Lan và Trung Quốc nhất trí đẩy nhanh tiến độ dự án đường sắt cao tốc Thái - Trung, dự kiến đưa vào vận hành thương mại toàn tuyến trong năm 2030.
Khai trương đoàn tàu chuyển hàng từ ga đường sắt Cao Xá, Hải Dương gia nhập liên vận quốc tế.- Tiêu thụ điện trên cả nước tăng kỷ lục. Tập đoàn điện lực Việt Nam đẩy nhanh tiến độ các dự án năng lượng trọng điểm để đảm bảo đủ nguồn cung điện cả trước mắt và lâu dài.- Từ hôm nay, học sinh lớp 12 bắt đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024 trên hệ thống quản lý thi của Bộ Giáo dục và đào tạo.- Thị trường chứng khoán Mỹ và thế giới phản ứng trái chiều trước quyết định giữ nguyên lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ FED.- 36 người thiệt mạng trong vụ sạt lở đường cao tốc ở Trung Quốc,- Bài 2 của loạt bài Tây Nguyên khô khát: Làm gì để mùa khô thành mùa vàng.
Sáng nay (27/4), tại Ga Sài Gòn, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã tổ chức Lễ ra mắt đoàn tàu chất lượng cao SE21/22 (Sài Gòn- Đà Nẵng). Đoàn tàu được kỳ vọng sẽ trở thành sản phẩm du lịch “hot” trong dịp Hè 2024.
Lãnh đạo các các nước và các chính đảng chúc mừng sinh nhật Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Hầm đường sắt Bãi Gió dự kiến thông tàu vào ngày 22/4 này- Bộ Công Thương giữ đề xuất điện mặt trời mái nhà lắp tại nhà ở, cơ quan công sở để tự dùng và nối lưới điện quốc gia sẽ được bán với giá 0 đồng- Ông Lý Hiển Long sẽ đảm nhận vai trò bộ trưởng cấp cao trong nội các mới của Chính phủ Singapore- Hàn Quốc tổ chức lễ tưởng niệm tròn 10 năm ngày xảy ra thảm kịch chìm phà Sewol khiến hàng trăm học sinh thiệt mạng
Sáng nay (14/4), hàng ngàn hành khách đi trên các chuyến tàu Bắc- Nam tiếp tục được trung chuyển bằng xe ô tô qua đèo Cả. Trong khi đó, hàng trăm nhân công đang nỗ lực khắc phục sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Nguyên nhân sạt lở được xác định do công trình xây dựng lâu đời, đèo Cả bị phong hóa, gây sạt lở.
Sáng nay, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo xây dựng, thực hiện đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam và các dự án đường sắt quan trọng quốc gia. Phó Thủ tướng yêu cầu: Bộ giao thông vận tải hoàn thiện phương án đầu tư các tuyến đường sắt tốc độ cao bảo đảm đồng bộ, thống nhất quy chuẩn, tiêu chuẩn từ thiết kế, hạ tầng, phương tiện, hệ thống thông tin.
Theo Kết luận 49-KL/TW của Bộ Chính trị về “Đề án phát triển hệ thống đường sắt đô thị TP.HCM”, từ nay đến 2035, TP.HCM sẽ triển khai xây dựng 200km đường sắt đô thị. Đây được xem là một bài toán khó trong bối cảnh tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) tuy chỉ dài chưa tới 20km nhưng cũng đã phải tốn gần 20 năm để thực hiện. Do đó, để thực hiện được mục tiêu trên, TP.HCM rất cần một cách làm mới, rất cần các cơ chế mới, chưa có tiền lệ và cả một thẩm quyền đủ mạnh để triển khai.
TP.HCM quyết tâm thực hiện mục tiêu 200km metro từ nay đến 2035 dù gặp nhiều khó khăn. Đó là khẳng định của Chủ tịch UBND TP Phan Văn Mãi tại phiên họp lần thứ 4 Hội đồng tư vấn Nghị quyết số 98 về thí điểm một số cơ chế chính sách đặc thù phát triển TP.HCM và Tổ tư vấn đường sắt đô thị TP.HCM.
Kết luận số 49 của Bộ Chính trị về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó thành phố Hà Nội sẽ hoàn chỉnh mạng lưới đường sắt đô thị vào năm 2035. Theo các chuyên gia đây là tầm nhìn chiến lược, tuy nhiên để thực hiện cần nhiều chính sách đột phá.
UBND thành phố Hà Nội vừa có văn bản xin điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án đường sắt đô thị số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo. Đây là tờ trình thứ hai liên quan đến dự án được UBND thành phố Hà Nội trình Chính phủ trong 6 tháng gần đây.
Đang phát
Live