
Ô nhiễm môi trường, rủi ro cháy nổ, quá tải hạ tầng, bộ mặt đô thị nhếch nhác đang là hàng loạt các vấn đề gây bức xúc, ảnh hướng tới cuộc sống hàng ngày của người dân. Một trong những nguyên nhân là do các nhà máy, cơ sở sản xuất chậm được di dời ra khỏi nội đô. Thực trạng này diễn ra từ nhiều năm nay, và ngày càng gây ra nhiều hệ lụy. Nhưng giải pháp và quá trình tổ chức thực hiện còn rất chậm, đặc biệt là đối với những nhà máy, cơ sở sản xuất đang nằm trên những khu đất vàng. Khách mời là ông Trương Mạnh Tiến, Chủ tịch Hội Kinh tế môi trường Việt Nam và bà Bùi Thị An, đại biểu Quốc hội khóa 13.
- 24 giờ qua Việt Nam không có ca nhiễm mới Covid-19. Dự kiến có thêm 14 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh.- Bộ Giao thông vận tải đưa ra các quy định mới về hoạt động vận tải hành khách thực hiện từ hôm nay, theo hướng nới lỏng đi lại, phù hợp với đợt giãn cách xã hội lần thứ 2 này cho từng địa phương theo nhóm nguy cơ cao, nguy cơ trung bình và nguy cơ thấp.- Nhiều địa phương trong nhóm nguy cơ thấp bắt đầu nối lại các hoạt động sản xuất kinh doanh với mục tiêu vừa đảm bảo phòng chống dịch, vừa phục hồi kinh tế.- Các nước G7 tỏ ra “mềm mỏng” hơn với Tổ chức Y tế thế giới, đồng thời cảnh báo các tổ chức quốc tế khác như Ngân hàng thế giới và Quỹ tiền tệ quốc tế cần làm việc cẩn trọng trong xử lý khủng hoảng do Covid-19.- Nga chính thức thông báo hoãn lễ diễu binh kỷ niệm 75 năm Chiến thắng phát xít.- Cách thức xác định nhóm đối tượng lao động tự do để nhanh chóng được nhận hỗ trợ từ gói an sinh 62.000 tỷ đồng của Chính phủ. Đây được coi là nhóm đối tượng khó kiểm kê, khó xác định nhất.
Hiện số ca nhiễm COVID-19 mới của Trung Quốc đại lục bật tăng trở lại 3 con số sau nhiều ngày, trong khi số ca nhập ngoại cũng xác lập kỷ lục mới. Bích Thuận, phóng viên Đài TNVN thường trú tại Bắc Kinh đưa tin:
Số lượng các ca nhiễm vi-rút SARS-Cov-2 tại Nga đang tăng nhanh từng ngày, đòi hỏi người dân phải tuân thủ nghiêm ngặt việc tự cách ly, cũng như các biện pháp đã được chính quyền và giới chuyên môn khuyến cáo. Anh Tú, Phóng viên thường trú Đài TNVN thường trú tại Liên bang Nga đưa tin:
Tính đến nay Mỹ đã vượt Italia trở thành nước có số ca tử vong nhiều nhất do đại dịch Covid-19. Tin của Phạm Huân, phóng viên Đài TNVN thường trú tại Mỹ:
Trong 24 giờ qua, số ca nhiễm Covid-19 tại Nga tiếp tục tăng cao. Thủ đô Mát-xcơ-va vẫn là tâm dịch, khi ghi nhận nhiều ca nhiễm nhất trong cả nước. Chính quyền thành phố đã ban bố nhiều biện pháp bổ sung chống dịch, trong bối cảnh cơ sở y tế đang trong tình trạng quá tải. Văn Thường, Phóng viên Đài TNVN thường trú tại Liên bang Nga đưa tin:
Số ca Covid-19 nhập cảnh từ Nga ở Trung Quốc tiếp tục tăng và không chỉ dừng lại ở tỉnh Hắc Long Giang, miền Đông Bắc nước này, mà đã lan sang cả Khu tự trị Nội Mông, miền Bắc Trung Quốc. Tin của phóng viên Đài TNVN thường trú tại Bắc Kinh:
Nước Pháp tiếp tục ghi nhận hơn 550 ca tử vong vì vi rút Sars-CoV-2, trong khi dịch bệnh tiếp tục lan rộng. Lực lượng cảnh sát nước này tiếp tục tăng cường kiểm soát, yêu cầu người dân tuân thủ các biện pháp cách ly, phong tỏa. Tin của Huỳnh Điệp, Phóng viên Đài TNVN thường trú tại Pháp:
Tổ chức Y tế thế giới ngày 11/04 phát đi cảnh báo các nước có thể đối mặt với các đợt bùng phát nguy hiểm trở lại, nếu sớm gỡ bỏ các biện pháp phong toả hoặc giãn cách xã hội đang được áp dụng để đối phó với đại dịch Covid-19. Quang Dũng, PV Đài TNVN thường trú tại Pháp phụ trách khu vực Tây Âu đưa tin.
Sau hơn 2 tháng, cả nước ghi nhận trên 250 ca mắc, chưa ghi nhận ca tử vong. Cộng đồng quốc tế và trong nước đều đánh giá cao những nỗ lực của Việt Nam trong kiểm soát, phòng ngừa, điều trị Covid-19 cho đến thời điểm này. Vậy chúng ta đang triển khai những công việc gì trong điều trị nhằm hạn chế thấp nhất số ca tử vong do dịch bệnh này? Các thầy thuốc đã làm gì để cứu sống bệnh nhân qua cơn nguy kịch? Bác sỹ Nguyễn Trung Cấp, Trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương chia sẻ về nội dung này:
Đang phát
Live