Ca sĩ Quang Hà và hành trình chinh phục những thị trường âm nhạc khó tính
- Bảo tồn và phát triển áo dài truyền thống- Những vấn đề đặt ra trong thời hiện đại.- Dự án kết nối và giải tỏa căng thẳng cho các nhân viên y tế tại Mỹ.- Bộ đội Biên phòng với công tác phòng chống ma túy nơi biên giới.
Việt Nam có 13 di sản được UNESCO công nhận Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Trong đó, 7 di sản là quan họ, ca trù, hát xoan, ví - giặm, nhã nhạc cung đình Huế, đờn ca tài tử, thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ đều sử dụng áo dài hoặc áo tứ thân khi biểu diễn. Hiếm có trang phục dân tộc nào góp phần vào quá trình tôn vinh Di sản văn hóa phi vật thể nhiều như áo dài. Nhân kỷ niệm 15 năm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2020), chúng tôi bàn chủ đề: “Bảo tồn và phát triển áo dài truyền thống: Những vấn đề đặt ra trong thời hiện đại” với sự tham gia của Nhà nghiên cứu văn hóa, PGS TS Đinh Hồng Hải, giảng viên bộ môn Nhân học Văn hóa, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Đăng quang Hoa hậu áo dài Việt Nam 2019, Tuyết Nga bước chân vào showbiz với các hoạt động xã hội và âm nhạc khá tưng bừng. Trước đó, cô từng vào vòng chung kết toàn quốc giải Sao Mai dòng nhạc dân gian. Tuy nhiên, nhiều khán giả thường nhớ tới cô là hoa hậu, thay vì ca sĩ – Điều mà cô không hề mong muốn. Tuyết Nga vừa tốt nghiệp Học viện âm nhạc quốc gia Việt Nam sau 8 năm miệt mài theo học, như một cách để chứng minh cô là một ca sĩ chuyên nghiệp chứ không phải “hoa hậu đi hát”. Khi định hình bản thân ở vai trò ca sĩ chuyên nghiệp, Tuyết Nga đã nặng lòng với những giai điệu quê hương, dân gian tha thiết qua những dự án âm nhạc được đầu tư bài bản, công phu.
Một câu chuyện văn hóa được mọi người trao đổi, thậm chí tranh cãi trên mạng xã hội tuần qua đó là việc: Nam công chức ngành văn hóa Huế mặc áo dài đi làm. Có nhiều ý kiến phản đối việc làm này và cho rằng mặc áo dài tới công sở không phù hợp, không hợp thời, không tiện dụng, lãng phí… Sở Văn hóa Thể thao tỉnh Thừa Thiên –Huế là đơn vị tiên phong quảng bá chiếc áo dài ngũ thân, không chỉ nữ mà cả nam công chức, viên chức của Sở. Trong đó, khuyến khích mọi người mặc chiếc áo dài ngũ thân truyền thống mà chúa Nguyễn Phúc Khoát đã khai sinh, tiếp đến là vua Minh Mạng đã đưa nó trở thành “Quốc phục”.
Sau khi Sở Văn hóa - Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai cho nam cán bộ, công chức mặc áo dài truyền thống đến công sở vào thứ 2 đầu tháng, dư luận đặc biệt quan tâm với nhiều ý kiến trái chiều. Nhiều người đồng ý với chủ trương khôi phục áo dài truyền thống của nam giới nhưng chỉ nên mặc trong dịp nghi lễ, đón khách nước ngoài, không nên xem áo dài ngũ thân là trang phục công sở.
Hướng đến “Huế- Kinh đô Áo dài Việt Nam”, ngành văn hóa tỉnh Thừa Thiên Huế đang xây dựng lại nét đẹp văn hóa truyền thống từ áo dài ngũ thân cho nam giới. Việc Sở Văn hoá Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế vừa triển khai cho toàn thể cán bộ, công chức, người lao động của Sở mặc áo dài truyền thống trong ngày thứ hai đầu tiên của mỗi tháng đang gây nhiều ý kiến khác nhau. PV Lê Hiếu thường trú tại Miền Trung phản ánh.
- Hơn 2 điểm/môn đã đỗ vào lớp 10 THPT công lập năm học 2020-2021: Băn khoăn chất lượng ảo.- Áo dài ngũ thân- hành trình xây dựng thương hiệu Huế.- Ngô Minh Khoa, thủ khoa tốt nghiệp Trường Đại học Dược Hà Nội năm 2020.- Nhật Bản nghiên cứu sản xuất khẩu trang thông minh có khả năng phiên dịch.- Buổi hòa nhạc ở Bolivia đem lại món ăn tinh thần quý giá cho người dân, xua tan những căng thẳng từ dịch bệnh.
- Đánh giá cán bộ công chức sao cho thực chất.- Những kỹ năng cơ bản bảo đảm an toàn thông tin trên môi trường mạng.- Hơn 2 điểm/môn đã đỗ lớp 10: Băn khoăn chất lượng ảo.- Những chiếc áo dài ngũ thân trong Hành trình xây dựng thương hiệu Huế.
- Ngăn chặn các nguy cơ dịch bệnh từ “vùng lõm” tiêm chủng - nhìn từ câu chuyện dịch bạch hầu .- Tìm hiểu sáng kiến nhà chờ xe buýt công nghệ cao, chống Covid-19 ở Hàn Quốc.-Quán cà phê Maldives – biến ước mơ thành hiện thực ở dải Gaza.- Làm gì để áo dài trở thành di sản của nhân loại?
Đang phát
Live