Có một căn nhà nhỏ nằm trong con hẻm đường Đề Thám, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ, mấy chục năm qua luôn là địa điểm tới lui của nhiều người, nhất là phụ nữ. Họ đến để gặp một người đàn ông chỉ còn một chân để đi, một bàn tay giả chỉ 2 ngón nhưng đã vẽ hàng ngàn mẫu hoa văn cho áo dài, áo đầm, áo bà ba, phù hiệu học sinh. Đó là thợ vẽ tài hoa Trần Hùng Bảo. Nét vẽ điêu luyện cùng nghị lực phi thường của ông đã tạo nên một bức tranh tươi đẹp ngay giữa lòng Tây Đô.
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa phê duyệt Đề án "Huế - Kinh đô Áo dài" với mục tiêu bảo tồn, phát huy giá trị áo dài truyền thống Huế; hình thành sản phẩm văn hóa du lịch đặc sắc.
Từ giữa tháng 2/2023 đến hết ngày 04/3/2023, Ban Thường vụ Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Cần Thơ đã tổ chức Cuộc thi ảnh “Duyên dáng Áo dài”. Đây cũng là lần đầu tiên Hội tổ chức cuộc thi ảnh đẹp bằng hình thức online cho phụ nữ mọi lứa tuổi. Đặc biệt, Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Cần Thơ đã khuyến khích các cấp hội chụp tại các di tích, khu du lịch tiêu biểu trên địa bàn để góp phần quảng bá hình ảnh con người, quê hương Cần Thơ đến mọi người.
Tối 5/3, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Đà Nẵng tổ chức chương trình “Áo dài - Bản sắc văn hóa Việt” và trao Giải thưởng “Chi hội Phụ nữ tiêu biểu năm 2022” nhân kỷ niệm 113 năm ngày Quốc tế Phụ nữ Việt Nam (8/3).
Kỷ niệm 113 năm Ngày Quốc tế phụ nữ (8/3) và hưởng ứng tuần lễ áo dài do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức, các cấp hội phụ nữ Hà Nội đã triển khai nhiều hoạt động tôn vinh vẻ đẹp đa dạng của tà áo dài Việt trong đời sống thường nhật. Chiều nay, huyện đoàn huyện Gia Lâm (thành phố Hà Nội) cũng đã tổ chức diễu hành áo dài “Sắc xuân xuống phố” với gần 1 nghìn chị em hưởng ứng và ra mắt mô hình “Phụ nữ tham gia xây dựng khu di tích lịch sử, điểm du lịch kiểu mẫu”.
Sáng nay (5/3), gần 3.000 người dân tại TP.HCM đã mặc những bộ trang phục áo dài đầy màu sắc, tham gia diễu hành quanh khu vực phố bộ Nguyễn Huệ. Hoạt động này nằm trong chương trình kỉ niệm 113 năm ngày quốc tế phụ nữ 8/3 và 1983 năm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng do Hội Liên hiệp Phụ nữ TP.HCM tổ chức.
- Tuần lễ áo dài 2021 và hành trình để áo dài có thể trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.- Séc ra mắt bánh vaccine Covid-19 độc đáo thu hút các thực khách.- Câu chuyện về Học viện ballet cho trẻ em nghèo tại Nigeria.- Giáo dục STEM và STEAM - cách tiếp cận giáo dục được nhiều cấp học quan tâm và triển khai.
- Làm sao để giấc mơ đưa tà áo dài Việt Nam trở thành di sản văn hóa của nhân loại trở thành sự thật?- Ngày đầu tiên Việt Nam tiến hành tiêm vắc xin ngừa Covid-19.
Hưởng ứng Tuần lễ Áo dài 2021 do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động, những ngày qua, phụ nữ ở nhiều tỉnh thành phố đã mặc áo dài khi đến công sở, trường học, tham gia các sự kiện và hoạt động khác nhằm lan tỏa vẻ đẹp áo dài và vẻ đẹp của phụ nữ Việt Nam. Hiện ngành chức năng đang trong quá trình tích cực chuẩn bị xem xét, công nhận áo dài là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và tiến tới đệ trình ghi danh tại danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại theo tiêu chí của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO). Vậy làm sao để giấc mơ đưa tà áo dài Việt Nam trở thành di sản văn hóa của nhân loại trở thành sự thật? Cùng bàn luận nội dung này với sự tham gia của Nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Bình – Người sáng lập và Chủ nhiệm CLB Đình làng Việt.
- Hạnh phúc với phụ nữ là gì?- "Tuần lễ áo dài Việt Nam" năm 2021: Phát huy di sản văn hóa áo dài trong mỗi phụ nữ Việt.
Đang phát
Live