Để làm rõ và cung cấp thêm thông tin về những quy định mới của Trung Quốc đối với mặt hàng nông sản xuất khẩu vào thị trường nước này có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm tới, sáng nay (6/11) tại Hà Nội, Tổ Điều hành Diễn đàn Thông tin kết nối sản xuất và tiêu thụ nông sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Diễn đàn trực tuyến“Chia sẻ thông tin, thích ứng với quy định mới trong xuất khẩu nông sản, thực phẩm vào thị trường Trung Quốc”.
Dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, phía Trung quốc tăng cường các biện pháp phòng chống dịch nên các hiệp hội, doanh nghiệp xuất khẩu nông sản qua các cửa khẩu Lạng Sơn cần thường xuyên cập nhật thông tin những quy định về phòng, chống và kiểm soát dịch bệnh để chủ động điều tiết kế hoạch hoạt động, hạn chế thiệt hại về kinh tế.
- Hưng Yên tiêu thụ nhãn và nông sản coi trọng chất lượng sản phẩm gắn với thị trường; - Xuất khẩu tôm đón lợi thế, vượt khó trong đại dịch - Khuyến nông đồng hành với nông dân: Ưu tiên sản xuất sạch hướng tới xuất khẩu nông sản. - Phỏng vấn GS TS Nguyễn Hồng Sơn, Giám đốc Viện khoa học nông nghiệp Việt Nam về " Những giải pháp giảm sử dụng thuốc hóa học hướng tới sản xuât nông nghiệp xanh"
- Vượt khó khăn, 4 tháng đầu năm nay xuất khẩu nông sản tăng trưởng mạnh. - Biện pháp tiêu thụ vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) chuẩn bị đến vụ thu hoạch - Liên kết để phát triển giống lúa chất lượng cao - Hướng dẫn kỹ thuật rửa mặn trong canh tác lúa - tôm
- Tiền Giang: Doanh nghiệp xuất khẩu nông sản vượt khó trước đại dịch- Phun thuốc trừ sâu thuê, nghề nguy hiểm- Nhiều dư địa hợp tác với Nhật Bản trong lĩnh vực nông nghiệp
75 năm xây dựng và phát triển đất nước, trong bất kỳ hoàn cảnh khó khăn nào, ngành nông nghiệp Việt Nam vẫn luôn dành thành tựu to lớn, đảm bảo an ninh lương thực cho đất nước, là nền tảng, trụ đỡ cho nền kinh tế. Khó khăn do đại dịch Covid-19 hiện nay một lần nữa chứng minh vai trò then chốt của ngành nông nghiệp, khi không chỉ đảm bảo an ninh lương thực, mà kim ngạch xuất khẩu dự kiến đạt tới 41 tỷ đô la trong năm nay, giúp Việt Nam trở thành trong những nước xuất khẩu nông sản dẫn đầu châu Á. Ngành nông nghiệp góp phần quan trọng giúp tốc độ tăng trưởng GDP cả năm khoảng 2,5%, phấn đấu đạt 3%. Bài viết của phóng viên Phương Chi nhan đề "Nông nghiệp là then chốt" đề cập điều này.
- Vượt khó khăn – Xuất khẩu nông sản phấn đấu đạt tăng trưởng cao - Để thực phẩm an toàn đến tay người tiêu dùng trong dịp Tết - Bắc Giang: Quyết liệt phòng chống cháy rừng mùa khô - Phát triển nông nghiệp bền vững – câu chuyện của liên kết - Doanh nghiệp cần gì khi đầu tư vào nông nghiệp.
Ngành nông nghiệp liên tiếp đón nhận tin vui sau gạo và tôm, lần lượt cà phê, chanh leo, trái cây được sang châu Âu với thuế suất ưu đãi chưa từng có. Có thể thấy sau một tháng EVFTA có hiệu lực, kim ngạch xuất khẩu nhiều loại nông sản, thủy sản sang EU đã tăng đột biến, đặt nền tảng cho những bước tiến trong tương lai.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), 4 tháng đầu năm 2020, kim ngạch xuất khẩu hàng nông, lâm, thủy sản ước đạt 11,9 tỷ USD, giảm 4,9% so với cùng kỳ. Để hoàn thành mục tiêu khi các thị trường trên thế giới mở cửa trở lại, cơ hội nào cho các mặt hàng nông sản xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng, tạo đòn bẩy vững chắc, biến rủi thành may, hoàn thành mục tiêu đề ra từ nay đến cuối năm, đòi hỏi sự quyết liệt của các bộ ngành, người dân, cũng như doanh nghiệp. Bàn về chủ đề "Làm gì để xuất khẩu nông sản tiếp tục đà tăng trưởng", khác mời là ông Nguyễn Quốc Toản – Cục trưởng Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản ( Bộ NN&PTNT) và ông Trương Văn Năm – Phó Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.
- Xuất khẩu nông sản từ nay đến cuối năm - Biến “nguy” thành “cơ”.- Vùng xoài Yên Châu, Sơn La xuất khẩu 30 tấn đầu tiên sang Trung Quốc.- Không chủ quan với sâu bệnh cuối vụ lúa Đông Xuân ở miền Bắc.- Đến với vùng đất Tiền Giang, nơi những người nông dân phát triển nông nghiệp trên cánh đồng lớn.
Đang phát
Live