Năm 2023, ngành Nông nghiệp được nhận định sẽ đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, đặc biệt về xuất khẩu. Tuy nhiên, nhờ chủ động tháo gỡ vướng mắc, vượt qua khó khăn để gia tăng xuất khẩu nên 6 tháng đầu năm nay, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 24,59 tỷ USD. Phân tích cụ thể vào từng ngành hàng thấy nổi lên rất nhiều điểm sáng, giá trị xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD như: Rau quả, cao su, gạo, hạt điều, tôm, sản phẩm gỗ… Trong đó, rau quả là một trong những mặt hàng có sự tăng trưởng mạnh, đóng góp vào thành công chung của xuất khẩu thời gian qua. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu riêng mặt hàng rau quả tính trong 6 tháng năm nay lên 2,75 tỷ USD, tăng 55,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Và hiện nay, rau quả đang là nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất trong lĩnh vực nông sản. Ông Lê Thanh Hoà – Phó Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường, Bộ NN&PTNT cùng bàn luận câu chuyện này.
Tiền Giang là một trong số các các địa phương vùng ĐBSCL phát triển mạnh các sản phẩm OCOP, nâng cao chất lượng, sản xuất hàng hóa, đưa vào hệ thống siêu thị và hướng đến xuất khẩu.
Thời gian tới, xuất khẩu nông sản vẫn hướng tới Trung Quốc. Có sự thay đổi đáng kể là nếu từ trước tới nay nông sản Việt Nam xuất vào Trung Quốc chủ yếu qua đường tiểu ngạch thì thời gian tới sẽ qua đường chính ngạch và việc kiểm soát chất lượng hàng hóa khắt khe hơn. Chính vì vậy, nông dân và doanh nghiệp Việt đang nỗ lực thay đổi cách thức sản xuất để đáp ứng yêu cầu. Khó nhưng phải làm và làm cho được.
Theo Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 70 vùng trồng và 13 cơ sở đóng gói khoai lang vừa được Tổng cục Hải quan Trung Quốc cấp phép xuất khẩu chính ngạch sang thị trường này. Với sản lượng hàng năm từ 1,2 triệu đến 1,3 triệu tấn, việc Trung Quốc cấp phép xuất khẩu chính ngạch khoai lang góp phần gia tăng kim ngạch xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường tiềm năng này. Phóng viên Minh Long phỏng vấn ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật về vấn đề này.
Sau chuyện bản quyền giống thanh long ruột đỏ LD1. Nhìn lại trước đây cũng từng xảy ra việc thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột (Buonmathuot Coffee) bị một doanh nghiệp tại Trung Quốc đăng ký bảo hộ và Hiệp hội cà phê Buôn Ma Thuột đã phải khiếu kiện đòi lại thương hiệu rất tốn kém, mất thời gian. Hay chuyện nước mắm sản xuất tại Thái Lan đã “mượn tên” Phú Quốc để xuất khẩu ra nước ngoài, cũng dẫn đến kiện cáo… Từ những vụ việc này cho thấy, doanh nghiệp, cá nhân trong nước cần chủ động về bản quyền, bảo hộ, nhãn hiệu, các yêu cầu truy xuất nguồn gốc.
Muốn xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường các quốc gia khác phải đáp ứng được các tiêu chuẩn, điều kiện cụ thể của từng thị trường. Ngày càng có thêm các thị trường nhập khẩu nông sản Việt đưa ra các yêu cầu về mã số vùng trồng, bản quyền giống cây trồng. Gần đây nhất là Nhật Bản yêu cầu đối với thanh long ruột đỏ Long Định- LD1. Do đó, tuân thủ và thực hiện bản quyền giống cây trồng, mã vùng trồng là một yếu tố quan trọng trong thương mại nông sản toàn cầu. Làm được như vậy mới tạo dựng được cơ sở vững chắc về lòng tin, uy tín, chất lượng, mở rộng cơ hội và tăng giá trị xuất khẩu nông sản.
Cùng với nỗ lực mở cửa thị trường đưa rau quả xuất khẩu nhiều hơn sang các thị trường, Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tiếp tục đổi mới phương thức đào tạo, tập huấn, liên tục cập nhật thông tin dữ liệu cơ sở từ vùng trồng, đóng gói nhanh nhất tới các doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu của các thị trường nhập khẩu nông sản của Việt Nam.
Năm 2022, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt hơn 53 tỷ USD (tăng 9,3% so với năm 2021), mức cao kỷ lục từ trước đến nay. Đặc biệt, những thành công trong đàm phán xuất khẩu đã mở rộng cánh cửa cho nông sản Việt ra nhiều thị trường khó tính. Song, hành trình để nông sản Việt Nam khẳng định vị thế trên "chợ" Quốc tế còn nhiều rào cản, nhất là khi chúng ta chưa có thương hiệu tên tuổi trên thị trường thế giới.Giải pháp nào để “Nông sản Việt chinh phục thị trường quốc tế”? Đây là nội dung chúng tôi bàn luận cùng các vị khách mời:- Ông Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường, Giám đốc Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật - SPS Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn.- Ông Nguyễn Tuấn Việt, Giám đốc Công ty Xúc tiến xuất khẩu VIETGO - Có sàn thương mại Vietgo.vn - hiện đang là sàn thương mại lớn nhất cả nước dành cho doanh nghiệp trong nước tìm kiếm bạn hàng, đối tác xuất khẩu.
Trước tình trạng ùn ứ xe hàng kéo dài, tỉnh Lạng Sơn đang nỗ lực tìm giải pháp giảm ùn tắc, đồng thời tích cực hội đàm với phía Trung Quốc để đẩy mạnh việc xuất nhập khẩu hàng hóa theo tuyến đường sắt liên vận, giảm áp lực cho các cửa khẩu đường bộ trên địa bàn.
Trong những tháng cuối năm, Chính phủ sẽ tập trung chỉ đạo tiếp tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra theo các Nghị quyết, Kết luận của Đảng, Quốc hội, Chính phủ. Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định như vậy trong báo cáo giải trình trước Quốc hội sáng nay. Người đứng đầu Chính phủ cũng đồng thời trực tiếp trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội về nhiều vấn đề lớn của đất nước- Nâng cấp độ phòng chống dịch, đẩy mạnh tiêm vacxin cho mọi người dân từ 18 tuổi, không phân biệt công dân có hộ khẩu thường trú hay lao động tự do, khách vãng lai là những biện pháp nhiều địa phương đưa ra trong bối cảnh dịch covid 19 tái bùng phát- Hội nghị các nhà lãnh đạo của các nền kinh tế Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2021 do New Zealand chủ trì diễn ra hôm nay. Lãnh đạo các nước sẽ thảo luận hàng loạt các vấn đề quan trọng nhằm xây dựng một cộng đồng phát triển và thịnh vượng- Khủng hoảng người di cư tại biên giới Belarus với các nước châu Âu tiếp tục leo thang. Nguy xung đột quân sự được cảnh báo khi các nước điều động hàng nghìn binh sĩ quân đội tới biên giới Belarus
Đang phát
Live