- Chuyên gia khuyến nghị giải pháp tăng trưởng kinh tế 2023.- Vốn FDI chất lượng cao xu hướng chảy vào Việt Nam - Giải pháp nào hấp thụ hiệu quả ?-Động lực phát triển mới từ Khu kinh tế Dung Quất
Tổng cục Thống kê vừa công bố Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 02 năm 2023. Hầu hết các ngành đều tăng trưởng, trong đó nông nghiệp tiếp tục là trụ đỡ của nền kinh tế với nhiều điểm sáng. Mặc dù vậy, nhiều chỉ số vĩ mô qua 2 tháng đầu năm đã bộc lộ rõ những thách thức, khó khăn của doanh nghiệp và nền kinh tế, đòi hỏi phải có những chính sách kịp thời để đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, giúp kinh tế tăng trưởng gắn với ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát. Chuyên gia kinh tế - PGS. TS Đinh Trọng Thịnh, Giảng viên cao cấp Học viện Tài chính cùng bàn luận nội dung này.
"Tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng đảm bảo các cân đối lớn là mục tiêu chúng ta phải thực hiện bằng được” - đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp thường kỳ Chính phủ Tháng 01/2023 ngày 02/02/2023. Thông điệp này tiếp tục được Thủ tướng nhấn mạnh tại Hội nghị thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu năm 2023 của Bộ Công Thương ngày 03/02 vừa qua. "Bàn giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế gắn với ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát - nhìn từ các chỉ đạo điều hành của Chính phủ” là chủ đề của Diễn đàn chủ nhật tuần này, với sự tham gia bàn luận của hai chuyên gia kinh tế - tài chính: PGS.TS Ngô Trí Long và PGS.TS Đinh Trọng Thịnh - Giảng viên cao cấp tại Học viện Tài chính:
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ nhân kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam- Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu năm 2023- Chuyên gia Australia đánh giá, kinh tế Việt Nam đang phục hồi và tăng trưởng mạnh mẽ sau đại dịch- Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ngãi khẩn trương xử lý 8.000 lít dầu tràn từ tàu hàng gặp nạn ở vùng biển Sa Huỳnh- Một ngày sau khi chính quyền quân sự Myanmar tuyên bố gia hạn 6 tháng tình trạng khẩn cấp, Hội đồng Hành chính Nhà nước Myanmar đã ban bố thiết quân luật tại 37 thị trấn thuộc 4 khu vực và 4 bang- Diễn biến vụ bê bối liên quan đến tài liệu mật của lãnh đạo Mỹ tiếp tục phức tạp khi Cơ quan điều tra liên bang Mỹ FBI sẽ tổ chức khám nhà và văn phòng của cựu Phó Tổng thống Mai Pens
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì Phiên họp thứ 23 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Tại phiên họp này, Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống tham nhũng, tiêu cực bổ sung vụ án “Đưa hối lộ; Nhận hối lộ; Môi giới hối lộ; Giả mạo trong công tác” xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam và một số Trung tâm Đăng kiểm vào diện Ban Chỉ đạo theo dõi, xử lý- Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự và có bài phát biểu quan trọng tại phiên khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh trực tuyến “Tiếng nói phương Nam”- Chủ trì hội nghị Hợp tác đầu tư Việt Nam – Lào, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Sonexay Siphandone nhất trí nâng tầm hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư thành một trụ cột trong quan hệ song phương, tương xứng với tiềm năng và tầm vóc của tình hữu nghị vĩ đại và đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào, vì lợi ích thiết thực của nhân dân và doanh nghiệp hai nước- Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đưa ra 2 kịch bản tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm nay từ 6,47 đến 6,83%- Trường đại học Ngoại ngữ - Tin học thành phố Hồ Chí Minh và Trường Quân sự Quân khu 7 họp báo thông tin về clip nữ sinh đi học quân sự gây xôn xao dư luận- Nga và Rumani ghi nhận những ca đầu tiên nhiễm dòng phụ XBB.1.5 đầu tiên của Omicron, số ca mắc tăng nhanh Tổ chức Y tế Thế giới cân nhắc khả năng duy trì tình trạng khẩn cấp toàn cầu về đại dịch Covid-19
Trong dòng chảy của thời gian, thế giới đã trải qua một năm 2022 với rất nhiều diễn biến hết sức bất thường, biến động nhanh và khó đoán định. Nhiều quốc gia vẫn đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch covid-19; Việc gián đoạn chuỗi cung ứng, giá cước vận tải và các mặt hàng nguyên liệu đầu vào thiết yếu cho sản xuất tăng vọt; Lạm phát cao ở nhiều nơi khiến người dân thắt chặt chi tiêu, tăng trưởng sản xuất - tiêu dùng chậm lại. Đặc biệt, cuộc xung đột quân sự giữa Nga và Ucraina leo thang, kéo dài dẫn đến thị trường năng lượng khủng hoảng. Nền kinh tế toàn cầu suy giảm, khả năng phục hồi chậm... Tất cả đều tác động không thuận tới nền kinh tế Việt Nam. Nhờ vào chủ trương, chính sách đồng bộ, mạnh mẽ, quyết liệt và linh hoạt, từ “ý Đảng” đến “lòng dân”, Việt Nam đã thành công trong chiến dịch tiêm chủng vaccin Covid-19, là cơ sở để hiện thực “mục tiêu kép”: vừa chống dịch hiệu quả, vừa phát triển kinh tế đất nước; Cũng là cơ sở để vượt qua các thách thức từ bên ngoài tác động không thuận tới kinh tế, để có được những kết quả hết sức ấn tượng cho kinh tế Việt Nam trong năm 2022, tạo nền tảng tốt cho năm 2023 được dự báo còn nhiều khó khăn, thách thức, tác động nhiều chiều từ bên ngoài và cả nội tại - bên trong của nền kinh tế… “Kinh tế Việt Nam: Sẵn sàng tâm thế đón 2023” là chủ đề của Chương trình Kinh tế đặc biệt được VOV1 thực hiện - với sự tham gia của hai chuyên gia: TS Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và cạnh tranh và ông Đậu Anh Tuấn - Phó Tổng thư ký Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).
Là một mắt xích trong chuỗi cung ứng toàn cầu, kinh tế Việt Nam 2022 đã đạt được những kết quả đáng khích lệ: GDP đạt 8,02%, thương hiệu quốc gia ngày càng thăng hạng, sức hút đầu tư của Việt Nam ngày càng lớn. Tuy nhiên, khó khăn, thách thức được dự báo sẽ ngày càng nhiều hơn - khi kinh tế quốc tế nhiều biến động, bất định. Việt Nam cần làm gì để từ điểm tựa kinh tế 2022 sẽ có tốc độ tăng trưởng tốt trong năm mới 2023 và giai đoạn tiếp theo?
Hôm nay 4/1, Quốc hội khóa XV khai mạc kỳ họp bất thường. Một trong những nội dung quan trọng của kỳ họp lần này là Quốc hội sẽ xem xét, thông qua dự thảo Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Quyết sách của Quốc hội sẽ tạo khung pháp lý để Chính phủ có công cụ đủ mạnh, điều hành nền kinh tế phục hồi và lấy lại đà tăng trưởng nhanh sau đại dịch.
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị Đảng ủy Công an Trung ương, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị Đảng ủy Công an Trung ương làm tốt hơn nữa công tác vận động quần chúng để tạo thế trận an ninh nhân dân vững chắc.- Dự Hội nghị Quân chính toàn quân, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương yêu cầu Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng chủ động hơn nữa trong dự báo, tham mưu chiến lược về quốc phòng với Đảng, Nhà nước không để bị động, bất ngờ.- Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Hàn Quốc và Ấn Độ. Phóng viên Đài TNVN có bài viết về kết quả chuyến đi này.- Vượt bão “Covid 19”, Quảng Ninh duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế năm nay 10,28%, đứng thứ 2 so với các tỉnh, thành phố trong cả nước.- Bão số 9 di chuyển lên phía Bắc và tiếp tục suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới. Nhiều bè du lịch và lồng bè nuôi trồng thủy sản ven biển bị thiệt hại do bão.- Trung Quốc công bố Sách trắng về phát triển dân chủ ở Hồng Kông, khẳng định phương châm “một quốc gia, hai chế độ”.- Số người mắc Covid-19 biến thể Omicron tăng gấp 2 lần chỉ trong vài ngày khiến các quốc gia Châu Âu phong tỏa nhiều khu vực, chấp nhận “hy sinh” kỳ nghỉ Giáng sinh sắp tới.
Để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2022 tăng 6 - 6,5% theo Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã được Quốc hội thông qua (ngày 12/11/2021), việc đảm bảo điện là vô cùng quan trọng. “Giải pháp đảm bảo điện trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi, thích ứng an toàn với covid-19: Những vấn đề đặt ra” – là nội dung được chúng tôi bàn luận cùng ông Võ Quang Lâm - Phó TGĐ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Đang phát
Live