Phải coi trọng yếu tố “tự chủ, tự cường” mới phát triển ngành dịch vụ logistics bền vững.- Mở rộng kênh tiêu thụ sản phẩm OCOP.- Bình Dương đẩy nhanh tiến độ tuyến giao thông trọng điểm.
Thời gian qua, Chương trình OCOP của tỉnh Hòa Bình đã góp phần nâng tầm giá trị sản phẩm truyền thống địa phương. Thông qua chương trình đã hình thành nhiều vùng sản xuất nông nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ cao gắn với chuỗi giá trị sản phẩm, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.
Các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam đã triển khai chương trình “Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP). Nhiều sản phẩm OCOP ở vùng cao được người tiêu dùng biết đến, nâng cao thu nhập cho người dân. Chính quyền địa phương tỉnh Quảng Nam đồng hành hỗ trợ các chủ thể sản phẩm OCOP quảng bá sản phẩm, kết nối ra thị trường.
Làng du lịch Mỹ Khánh ở huyện Phong Điền, TP Cần Thơ là đơn vị đầu tiên ở ĐBSCL được chứng nhận là sản phẩm OCOP du lịch 4 sao. Đây là bước đệm để nâng tầm các sản phẩm du lịch, góp phần phát triển kinh tế nông thôn. Từ đó, nâng tầm và lan tỏa du lịch Cần Thơ và khu vực ĐBSCL. Đồng thời, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, ẩm thực dân gian truyền thống, từng bước xây dựng và gìn giữ thương hiệu của từng địa phương. Nâng tầm sản phẩm OCOP để phát triển du lịch nông thôn là nội dung được bàn luận trong chương trình 10 phút sự kiện, luận bàn hôm nay.
Ngày 28/12, Sở Công Thương tỉnh Quảng Bình tổ chức Hội nghị kết nối cung cầu sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Quảng Bình năm 2023.
Thông qua chương trình OCOP, nhiều địa phương đã quy hoạch được các vùng nguyên liệu đặc sản, phát triển các ngành nghề nông thôn, đặc biệt là bảo tồn và phát triển nhiều làng nghề truyền thống, đưa sản phẩm ra thị trường trong nước và xuất khẩu ngày càng nhiều. Tuy nhiên, thực tế đòi hỏi, các làng nghề và doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng sản phẩm, phương thức quảng bá cần được đổi mới để sản phẩm OCOP đến gần hơn người tiêu dùng.
Đến thời điểm này, tỉnh Thanh Hóa có 445 sản phẩm Ocop, vươn lên xếp thứ 2 toàn quốc về số lượng sản phẩm OCOP (sau thủ đô Hà Nội). Chương trình OCOP không chỉ góp phần giúp các nghề, làng nghề truyền thống có sản phẩm phong phú trên thị trường; tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động mà còn góp phần gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, đóng góp quan trọng vào xây dựng nông thôn mới.
Sáng 19-12, tại thành phố Buôn Ma Thuột, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Hội thảo xúc tiến thương mại và kết nối giao thương một số sản phẩm OCOP năm 2023.
Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” đã tạo phong trào khởi nghiệp mạnh mẽ, góp phần chuyển đổi sản xuất theo hướng tăng quy mô sản xuất hàng hoá gắn với liên kết chuỗi của các địa phương; góp phần hình thành nhiều vùng sản xuất. Đây là những thông tin đáng chú ý tại Hội nghị “Kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP” do Bộ Công Thương tổ chức sáng nay tại Hà Nội.
Hôm nay (5/12), tại Trung tâm MM Mega Market đường Cách mạng tháng 8, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, Sở Công Thương thành phố tổ chức Chương trình quảng bá sản phẩm OCOP-đặc trưng Đà Nẵng 2023 và phát động “Tháng khuyến mại kích cầu mua sắm”.
Đang phát
Live