Thực hiện Kế hoạch cao điểm đảm bảo trật tự an toàn giao thông, chuyên đề về xử lý nồng độ cồn, thời gian qua, Công an tỉnh Lâm Đồng đã xử lý hàng ngàn trường hợp vi phạm, từng bước hình thành thói quen đã uống rượu bia không điều khiển phương tiện tham gia giao thông trong cộng đồng.
Tại buổi giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Bình Thuận tổ chức vào chiều nay (28/2), đại diện Công an tỉnh Bình Thuận thông tin, trong 7 ngày nghỉ Tết Giáp Thìn 2024, toàn tỉnh có 9 người tử vong do tai nạn giao thông, giảm 3 người so Tết năm trước. Đáng chú ý là có hơn 30 trường hợp vi phạm nồng độ cồn là cán bộ, viên chức, lực lượng vũ trang
Bộ Công an đang lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị về dự thảo báo cáo, giải trình một số nội dung mới trong dự Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Trong đó, Bộ Công an có giải trình về hành vi cấm "Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn". Theo đánh giá của Bộ Công an, trong điều kiện văn hóa và giao thông ở Việt Nam hiện nay, thực sự rất cần giữ quy định nồng độ cồn bằng 0 khi điều khiển phương tiện.
Bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đã khơi dậy lòng tự hào về truyền thống vẻ vang của Đảng.- Quan tâm, chăm lo để các đối tượng chính sách, người có hoàn cảnh khó khăn được hưởng Tết trọn vẹn- Chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính với chính quyền địa phương khi đến thăm tặng quà, chúc tết các gia đình chính sách, hộ nghèo, công nhân lao động Cần Thơ.- Hoạt động chăm lo Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn cũng diễn ra tại nhiều địa phương trong cả nước.- Tổng thống Philipin Marcos cho rằng Philippines nên áp dụng phương pháp của Việt Nam để tăng sản lượng lúa gạo.- Liên minh châu Âu (EU) hướng tới đạo luật toàn diện đầu tiên trên thế giới về quản lý trí tuệ thông minh AI dựa trên rủi ro.
Nhằm đảm bảo cho người dân đón Tết an toàn, đầm ấm, UBND thành phố Hà Nội vừa có chỉ đạo, yêu cầu các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã… tăng cường các giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội Xuân 2024.
Xử lý vi phạm nồng độ cồn ảnh hưởng đến dịch vụ ăn uống, nhà hàng, khách sạn ở TP.HCM. Đó là thông tin được bà Nguyễn Thị Ánh Hoa, Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM đưa ra tại phiên họp tình hình, kết quả KT – XH tháng 1, nhiệm vụ giải pháp tháng 2 năm 2024 của TP.HCM diễn ra sáng nay (1/2).
Tại hội thảo "Tác hại của rượu, bia đối với người tham gia giao thông đường bộ" do Bộ Công an phối hợp với Bộ Y tế tổ chức mới đây, đại diện Ủy ban An toàn giao thông quốc gia đánh giá, mức xử phạt hành chính đối với tài xế vi phạm nồng độ cồn đã tương đối cao, có tính răn đe tốt. Tuy vậy, pháp luật hiện quy định người có nồng độ cồn ở mức 3 (tức là trên 0,4 miligam trong một lít khí thở hoặc quá 80 miligam trông 100 ml máu) dù cao đến mấy, vẫn chung một hình phạt. Vì thế, nếu vi phạm nồng độ cồn vượt mức 3, nên phân tách thành các mức phạt cao hơn. Đề xuất này đang thu hút sự chú ý của dư luận với nhiều câu hỏi: Có cần thiết tăng mức xử phạt đối với các vi phạm nồng độ cồn nghiêm trọng khi lái xe? Còn vướng mắc nào cần điều chỉnh? Phải làm gì để tiếp tục nâng cao nhận thức của người dân “đã uống rượu bia thì không lái xe”, đặc biệt trong dịp tổ chức rất nhiều bữa tiệc Tất niên hiện nay và cả trong dịp nghỉ Tết sắp tới? Nhà báo Phạm Trung Tuyến, Phó Giám đốc Kênh Giao thông Quốc gia, Đài Tiếng nói VN và Phó Giáo sư, Tiến sỹ Vũ Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu giao thông vận tải Việt Đức cùng bàn luận câu chuyện này.
Kinh tế khó khăn cộng với việc siết chặt đo nồng độ cồn, khiến nhiều quán nhậu trên địa bàn TP.HCM ế ẩm, vắng khách lai rai dù là ngày cuối tuần. Nhiều chủ quán phải tìm cách xoay xở để cầm cự.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lên đường tham dự Hội nghị cấp cao Quốc hội ba nước Campuchia - Lào - Việt Nam (CLV) lần thứ nhất, thăm và làm việc tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào- Bộ Y tế và Quỹ hỗ trợ bệnh nhân ung thư “Ngày mai tươi sáng” gây quỹ hỗ trợ bệnh nhân ung thư nghèo- Công an TP.HCM sẽ điều chỉnh phương án đo nồng độ cồn của người tham gia giao thông- Israel tuyên bố phát hiện 800 tuyến đường hầm bí mật dẫn tới các hầm của Hamas bên dưới Gaza- Malaisia và Singapor đồng loạt cảnh báo về số ca mắc covid 19 tăng vọt
Bất cứ ai khi tham gia giao thông cũng đều phải chú ý là quy định cấm điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. Những ngày gần đây, dư luận đang bày tỏ sự quan tâm lớn đối với dự thảo Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ với nội dung “điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn là hành vi bị nghiêm cấm”. Một số đại biểu Quốc hội cho rằng, việc uống rượu rồi tham gia giao thông ngay thì rõ ràng là bị cấm; nhưng thực tế có người uống rượu từ buổi tối hôm trước mà sáng hôm sau đi làm, trong máu vẫn còn nồng độ cồn, nếu xử phạt thì “rất băn khoăn”. Câu hỏi đặt ra là có nên cấm tuyệt đối nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở của tài xế khi tham gia giao thông không? Quy định này cần điều chỉnh như thế nào cho phù hợp? Tiến sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội, và PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện Công nghệ và Thực phẩm, Đại học Bách Khoa cùng bàn luận câu chuyện này.
Đang phát
Live