Diễn ra vào sáng nay (10/7), tại Hà Nội, Diễn đàn Năng lượng xanh, sạch hướng tới NetZero do Tạp chí Kinh tế Việt Nam - VnEconomy phối hợp cùng Cục Biến đổi Khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức đề cập chủ đề “Triển vọng phát triển năng lượng mới - Kinh nghiệm quốc tế và chiến lược hiệu quả đối với Việt Nam”. Tham dự Diễn đàn có các chuyên gia kinh tế, chuyên gia năng lượng và phát triển bền vững cùng gần 200 các Tập đoàn Doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp Việt Nam.
- Nghiên cứu cho thấy ASEAN cầu tăng gần 12 lần đầu tư để đạt mục tiêu khí thải ròng giai đoạn 2050-2060 - Singapore thử nghiệm điểm sạc tàu biển trung hòa carbon trong lĩnh vực hàng hải - Internet vệ tinh của tỷ phú Elon Musk có “tín hiệu” mở rộng tại Đông Nam Á
Trong Quy hoạch phát triển Điện lực Quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 mà Chính phủ Việt Nam vừa ban hành nhấn mạnh sự cần thiết của việc gia tăng đầu tư vào năng lượng tái tạo. Để mục tiêu này đạt hiệu quả, các chuyên gia Australia cho rằng Việt Nam cần tập trung giải quyết bốn thách thức lớn.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng dự Chương trình Đêm hội trăng rằm tại tỉnh Bình Phước.- Đoàn đại biểu Quốc hội các địa phương tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa 15.- Năng lượng tái tạo và khí hóa Lỏng, điện khí được đánh giá là 2 nguồn cơ bản giúp Việt Nam chuyển đổi sang năng lượng xanh và sạch. Vấn đề đặt ra là làm sao để hiện thực hoá các mục tiêu chuyển dịch cơ cấu nguồn điện Việt Nam theo hướng xanh, sạch - trong bối cảnh tăng trưởng điện thương phẩm bình quân vẫn ở mức trên 8,5%.- Ước tính gần 8.000 xe moóc chở lượng hàng hoá trị giá khoảng 1 tỷ đôla đang chờ thông quan tại biên giới giữa Mỹ và Mexico.- Du lịch và Đầu tư xanh - chủ đề của Ngày Du lịch thế giới (27/9) năm nay.
- ASEAN có tiềm năng tạo ra 90-100 tỷ đô-la doanh thu bền vững vào năm 2030 - Indonesia sẽ sử dụng xe điện để phục vụ Hội nghị Cấp cao ASEAN 43 - Singapore mở rộng thí điểm chăm sóc bệnh nhân tại nhà, nhằm giảm áp lực cho các bệnh viện công
Thời tiết nắng nóng gay gắt, song những ngày gần đây tình trạng cắt điện tại nhiều địa phương trên địa bàn các tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc, trong đó có cả Thủ đô Hà Nội khiến đời sống, sinh hoạt của người dân gặp rất nhiều khó khăn. Mặc dù vậy, cơ quan quản lý nhà nước là Bộ Công Thương vẫn khẳng định về khả năng đảm bảo cung cấp điện trong thời gian tới. -Trong các giải pháp mà ngành Công Thương tính đến, có nhắc tới vai trò của các dự án năng lượng tái tạo có giá chuyển tiếp (là các dự án điện gió, điện mặt trời đã không kịp tiến độ để được hưởng giá ưu đãi - giá FIT), với tổng công suất đặt nguồn điện này khoảng 4.600MW. -“Làm sao để phát huy hiệu quả nguồn năng lượng tái tạo?” là chủ đề của Câu chuyện thời sự - với sự tham gia bàn luận của ông Hà Đăng Sơn - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu năng lượng và tăng trưởng xanh thuộc Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam
Vượt qua những khó khăn của khí hậu, thời tiết rất khắc nghiệt - của 2 mùa mưa to, nắng gắt - cán bộ, chiến sĩ, quân và dân đang sinh sống, làm việc trên các đảo tại Quần đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1 đã tận dụng nguồn năng lượng gió và mặt trời để sản xuất điện. Điện mặt trời ở đây được phát huy, cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu cho các hoạt động sản xuất và đời sống thay vì phải chạy máy phát điện như trước đây. Ghi nhận của PV Nguyên Long trong chuyến công tác tại Quần đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1 cuối tháng 5/2023 vừa qua.
“Với mục tiêu phát triển ngành công nghiệp điện gió dài hạn góp phần giảm hàng triệu tấn carbon từ nhiệt điện, Việt Nam hoàn toàn có thể hiện thực hóa việc trung hòa carbon ngành năng lượng nói riêng và trung hòa carbon nói chung đến 2050, tạo nền móng phát triển ngành công nghiệp điện gió, một giải pháp mang tính dài hạn và chiến lược cho kinh tế Việt Nam trong thời gian tới”. Đây là thông tin đáng chú ý tại Diễn đàn “Điện gió và mục tiêu Net Zero vào năm 2050” do Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam và Tạp chí Môi trường và Cuộc sống tổ chức sáng nay (26/05) tại Hà Nội.
Bộ Công Thương cho biết, tính đến ngày 26/5, đã có 52/85 nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp với tổng công suất 3.155 MW (chiếm tỷ lệ 67%) đã nộp hồ sơ đàm phán giá điện tạm thời đến Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Hiện vẫn còn 33/85 nhà máy điện với tổng công suất 1.581 MW chưa gửi hồ sơ đàm phán (chiếm tỷ lệ khoảng 33%).
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có văn bản báo cáo Bộ Công Thương tình trạng “nguy cấp” về cung ứng điện. Theo đó, căn cứ vào Kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2023 được Bộ Công Thương phê duyệt (tại Quyết định số 2976/QĐ-BCT ngày 30/12/2022), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) có rất nhiều khó khăn trong đảm bảo cung cấp điện năm 2023; Đồng thời nhấn mạnh, tiết kiệm điện, sử dụng điện hiệu quả là giải pháp quan trọng để đảm bảo đủ điện trong các đợt cao điểm nắng nóng. PV Nguyên Long thông tin:
Đang phát
Live