Năm 2023, tỉnh Quảng Nam được phân bổ gần 1.227 tỷ đồng thực hiện chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (kể cả vốn năm 2022 chuyển sang). Đến ngày 31/10/2023, tỉnh Quảng Nam đã giải ngân gần 310 tỷ đồng, đạt gần 50% kế hoạch năm, vốn sự nghiệp giải ngân gần 5 tỷ đồng, gần 10% kế hoạch. Tỉnh Quảng Nam làm gì để tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số. PV Đài TNVN tại miền Trung phỏng vấn ông Hà Ra Diêu, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam.
Tỉnh Bắc Kạn có nguy cơ phải "trả" lại Trung ương hàng trăm tỉ đồng vốn sự nghiệp thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi do không thể giải ngân trong năm nay. Một trong những nguyên nhân được xác định là do năng lực triển khai dự án của các địa phương còn nhiều hạn chế.
Chiều 17/8, cho ý kiến vào báo cáo kết quả giám sát bước đầu chuyên đề giám sát của Quốc hội về "Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, Ủy ban TVQH đề nghị làm rõ trách nhiệm của các bộ, ngành trong việc chậm giải ngân 3 chương trình mục tiêu quốc gia gây lãng phí về nguồn lực.
Tỉnh Trà Vinh tập trung giải ngân nguồn vốn thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia cho kịp tiến độ. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giải ngân được 56 tỷ đồng. Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giải ngân đạt gần 500 triệu đồng. Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giải ngân đạt 47 tỷ đồng. Tiến độ giải ngân vốn này còn chậm so với kế hoạch.
Thực hiện 03 Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025, tỉnh Trà Vinh được trung ương phân bổ gần 883 tỷ đồng và vốn ngân sách tỉnh đối ứng 570 tỷ đồng. Đến nay, tỉnh đã giải ngân được hơn 103 tỷ đồng, đạt hơn 12% tổng kế hoạch vốn; trong đó, vốn ngân sách Trung ương giải ngân đạt 13% kế hoạch; vốn địa phương đối ứng đạt gần 16%.
Chiều nay, Quốc hội tiếp tục chương trình chất vấn và trả lời chất vấn với nhóm vấn đề thứ 2 về lĩnh vực dân tộc. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho biết khó khăn nhất hiện nay là triển khai chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Thời gian tới Trung ương sẽ tăng cường phân cấp tối đa mọi nguồn lực để địa phương triển khai chương trình. -Phiên chất vấn cũng sôi nổi khi đại biểu Vũ Thị Lưu Mai, đoàn thành phố Hà Nội chỉ ra một phần không nhỏ của chương trình được chi giải ngân cho hội thảo, tập huấn, trong khi đó xây dựng mạng lưới y tế cơ sở lại rất thấp.
Năm 2022 là năm đầu tiên cả nước triển khai chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nguồn vốn của chương trình này đã góp phần nâng cấp cơ sở hạ tầng thiết yếu, hỗ trợ sinh kế cho đồng bào dân tộc Khmer. Hiện nay, một số dự án đã đưa vào sử dụng hoặc bàn giao cho hộ thụ hưởng, từ đó mang lại sự phấn khởi rất lớn trong từng phum sóc. Phóng sự sau đây của CTV Trọng Danh thực hiện tại xã Thạnh Phú, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng nơi có gần 58% bà con Khmer sinh sống.
Ngày 13/2, tại tỉnh Bắc Kạn, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chủ trì cuộc họp trực tuyến với 14 tỉnh trung du, miền núi khu vực phía Bắc về tình hình triển khai thực hiện các chương trình Mục tiêu quốc gia; đánh giá những khó khăn, vướng mắc và bàn giải pháp tháo gỡ cũng như xác định nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.
Trong thời gian qua, Việt Nam đã phải đối mặt với rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh, nhưng đất nước vẫn đảm bảo được sự ổn định để phát triển, điều đó một phần là do công tác an sinh xã hội đã được thực hiện hiệu quả. Vừa qua, Chính phủ đã rà soát, hoàn thiện hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo và An sinh xã hội bền vững giai đoạn 2021-2025 với tổng nguồn vốn thực hiện chương trình là 90.260 tỷ đồng.
- Đa số đại biểu Quốc hội đồng tình ban hành Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số nhằm giảm khoảng cách chênh lệch giữa các vùng trong cả nước.- 20 tấn vải đầu tiên của tỉnh Bắc Giang đã được xuất khẩu đi Mỹ, mở ra triển vọng cho 15 nghìn hecta vải đạt tiêu chuẩn xuất khẩu của địa phương.- Cơ quan điều tra đề nghị truy tố 29 bị can trong vụ gây rối trật tự tại xã Đồng Tâm, thành phố Hà Nội.- Tòa án nhân dân cấp cao tại TPHCM tuyên hủy 2 bản án sơ thẩm và phúc thẩm của Tòa án nhân dân thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước liên quan vụ ông Lương Hữu Phước để điều tra lại.- Tiếp tục loạt phóng sự “Đại dịch covid-19 cơ hội để chuyển đổi, phát triển”, đề cập những thay đổi và sự an tâm, tin tưởng của cộng đồng xã hội, doanh nghiệp cũng như mỗi người dân vào “Những quyết sách kịp thời” của Đảng và Chính phủ.- Tròn 2 năm diễn ra Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần đầu tiên. Khi đó thế giới hy vọng về một tiến trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Vậy nhưng sau 2 năm, gần như vẫn ở xuất phát điểm khi hai bên luôn nghi kị và đổ lỗi cho nhau.- Campuchia cảnh báo nhà thầu Trung Quốc vì chất lượng công trình tại nước này.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live