Chiều nay, theo chương trình kỳ họp, các đại biểu thảo luận ở Tổ về 2 Dự án Luật gồm: Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo và Dự án Luật Hóa chất (sửa đổi) và Chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030.
Đến cuối tháng 10 vừa qua, tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Quảng Nam khoảng 2.382 tỷ đồng. Từ nguồn kinh phí của Chương trình này, tỉnh Quảng Nam đã xây dựng 313 danh mục công trình các loại; chuyển đổi nghề cho lao động; hỗ trợ đất ở, xóa nhà tạm cho cả ngàn hộ. Trong quá trình thực hiện, tỉnh Quảng Nam đã ban hành nhiều chính sách tháo gỡ vướng mắc, phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho các địa phương thực hiện chương trình.
Các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 về xây dựng nông thôn mới; giảm nghèo bền vững; phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, tập trung nguồn lực đầu tư cho các địa bàn khó khăn, góp phần nâng cao sinh kế và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân, được Chính phủ và Nhân dân đặc biệt quan tâm. Trong thời gian qua, Chính phủ, các Bộ, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tích cực hoàn thiện hệ thống khung chính sách, văn bản hướng dẫn, bộ máy quản lý, điều hành các cấp và chủ động tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, đạt được một số kết quả tích cực. Tuy nhiên, trong thực tiễn triển khai vẫn còn gặp một số vướng mắc; kết quả giải ngân vốn chưa cao; việc lồng ghép nguồn vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia còn hạn chế; một số chỉ tiêu giao chưa phù hợp tình hình thực tiễn của địa phương.
Thời gian qua, tỉnh Đắk Lắk đã huy động nhiều nguồn lực, lồng ghép các chính sách đầu tư, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa. Trong đó, nhiều công trình giao thông thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
Những năm gần đây, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi đã triển khai chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững sát với thực tiễn, nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo. Nhiều hộ dân được hỗ trợ về nhà ở, giúp đỡ làm ăn, thoát nghèo bền vững.
Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa giai đoạn 2025-2035, làm sao để đảm bảo tính khả thi?- Tổ liên gia PCCC ở thành phố Hồ Chí Minh- "cánh tay nối dài" của lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp.- Câu chuyện về ông "Thiện nguyện" - mỗi năm đóng góp 500 triệu đồng cho công tác từ thiện xã hội.
Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 là một trong những nội dung được cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa 15, nhận được sự quan tâm lớn của dư luận xã hội. So với các chương trình trước đây, Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa lần này có những điểm gì đáng chú ý? Làm sao để tập trung nguồn lực, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả nhằm thúc đẩy phát triển văn hóa song song với phát triển kinh tế - xã hội? Cùng bàn luận nội dung này với sự tham gia của Đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân An, đoàn Đồng Nai
Từ chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, nhiều khu dân cư ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số của các huyện miền núi An Lão, Vân Canh, Vĩnh Thạnh từng bước đổi thay; Hạ tầng nông thôn có nhiều khởi sắc, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được cải thiện rõ rệt.
Nhiều huyện miền núi tỉnh Bình Định đang thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Thời gian qua, đảng viên, người có uy tín ở các huyện miền núi tỉnh Bình Định đã tăng cường tuyên truyền bằng nhiều hình thức, giúp người dân hiểu hơn về vai trò, ý nghĩa của chương trình này.
Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 17/5/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh "về phát triển bền vững KT - XH gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo" là nghị quyết riêng có của địa phương. Mục tiêu cao nhất của Nghị quyết này nhằm rút ngắn các khoảng cách giữa các vùng miền, nâng cao thu nhập vùng đồng bào dân tộc thiểu số vào năm 2025 đạt 100 triệu đồng/năm. Vũ Miền, PV Đài TNVN thường trú khu vực Đông Bắc có cuộc trao đổi với Thứ trưởng Y Vinh Tơr, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc đánh giá về vấn đề này.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live