Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp bà Pauline Tamesis, Điều phối viên thường trú Liên Hợp Quốc và Trưởng đại diện 13 tổ chức của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, nhân dịp kỷ niệm 78 năm ngày thành lập tổ chức này.- Hôm nay, Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm đối với 44 chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn.- Một số nhóm đối tượng có thẻ bảo hiểm y tế được thanh toán toàn bộ chi phí khám chữa bệnh từ tháng 12 tới, theo Nghị định số 75 của Chính phủ.- Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các địa phương gỡ khó trong dạy học các môn tích hợp.- Liên hợp quốc kêu gọi lệnh ngừng bắn ngay lập tức, để tạo điều kiện cho hoạt động viện trợ tại dải Gaza.- Ứng cử viên đảng Cộng hòa rút lui, ngay sau khi được đề cử tranh chức Chủ tịch Hạ viện Mỹ.
Đối tượng lấy phiếu tín nhiệm, quy trình và hệ quả của việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm là những nội dung trọng tâm được các đại biểu Quốc hội tập trung đóng góp ý kiến vào dự thảo Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn (sửa đổi) trong các phiên thảo luận tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa 15. Đó là những ý kiến tâm huyết, có lắng nghe ý kiến của cử tri, dưới nhiều góc độ lý luận và thực tiễn, đóng góp, đề xuất để việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm công khai, đạt kết quả thực chất, đạt được đúng mục đích, từ đó góp phần nâng cao chất lượng bộ máy nhà nước. Các vấn đề được đại biểu Quốc hội nêu lên là những nội dung cơ bản có ý nghĩa quan trọng quyết định chất lượng của việc lấy phiếu tín nhiệm. Nhà báo, tiến sỹ Nhị Lê, Nguyên Phó tổng biên tập Tạp chí cộng sản cùng bàn luận câu chuyện này.
Trong chiều nay, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn (sửa đổi). Đối tượng lấy phiếu, quy trình, hệ quả của việc lấy phiếu là nội dung được đại biểu tập trung thảo luận.
Trong các ngày từ 15 đến 17/5, tại Hà Nội, diễn ra Hội nghị giữa nhiệm kỳ Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 13. Một trong những nội dung quan trọng của hội nghị là việc lấy phiếu tín nhiệm đối với các đồng chí Ủy viên Bộ chính trị và Ban bí thư. Phát biểu khai mạc Hội nghị, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh mục đích của việc lấy phiếu tín nhiệm là để thực hiện tốt hơn, có hiệu quả hơn các chủ trương, đường lối, nghị quyết, kết luận của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện; giúp người được lấy phiếu tín nhiệm "tự soi", "tự sửa", tiếp tục phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống và không ngừng nâng cao trách nhiệm nêu gương, trình độ, năng lực công tác... Kết quả phiếu tín nhiệm được sử dụng để đánh giá cán bộ, làm cơ sở cho công tác quy hoạch, điều động, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử, miễn nhiệm và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ... Vấn đề đặt ra là làm thế nào để việc lấy phiếu tín nhiệm đạt được kết quả thực chất, công bằng và công tâm, thực sự là căn cứ quan trọng để bố trí cán bộ? Ông Lê Như Tiến, nguyên Phó chủ nhiệm Uỷ ban văn hoá, giáo dục của Quốc hội sẽ cùng bàn luận chủ đề này.
Sáng nay (15/5), tại Trụ sở Trung ương Đảng, Hội nghị giữa nhiệm kỳ Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá 13 đã chính thức khai mạc dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Đây là hội nghị có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc hoàn thành thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; là dịp nhìn lại, đánh giá một cách khách quan, toàn diện những kết quả, thành tựu đã đạt được từ đầu nhiệm kỳ khóa XIII đến nay. Đài TNVN trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu quan trọng tại hội nghị của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Theo dự kiến chương trình phiên họp thứ 23, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 85 ngày 28/11/2014 về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn. Đây là bước chuẩn bị cho việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn sẽ được tiến hành tại Kỳ họp thứ 6 của Quốc hội, diễn ra vào tháng 10/2023. Kết quả lấy phiếu tín nhiệm có ý nghĩa sâu sắc, toàn diện và xác đáng đối với vấn đề đánh giá và sử dụng cán bộ. Kết quả lấy phiếu tín nhiệm của Quốc hội nhằm đánh thức suy nghĩ đối với người được lấy phiếu về trách nhiệm của mình trong vai trò đảm trách và điều hành các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội. Suy nghĩ để từ đó nhiệt huyết hơn trong hành động, tăng cường chế độ trách nhiệm, đặc biệt là trách nhiệm chính trị bởi quá trình thực hiện nhiệm vụ luôn có sự giám sát một cách thường xuyên của cử tri và những đại diện dân cử. Với ý nghĩa đó, để việc lấy phiếu tín nhiệm chính xác, đúng với kết quả mà các chức danh đã hoàn thành nhiệm vụ trong nửa nhiệm kỳ của Quốc hội cần phải chuẩn bị chặt chẽ. Lấy phiếu tín nhiệm nhằm nâng cao chất lượng và trách nhiệm nền công vụ là nội dung được đề cập trong chương trình Đối thoại hôm nay với sự tham gia của các vị khách mời: ông Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội và Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản.
Quy định 96 của Bộ Chính trị về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị có nhiều điểm mới có ý nghĩa quan trọng trong thống nhất nhận thức và hành động của các cấp ủy, tổ chức đảng và đội ngũ đảng viên về lấy phiếu tín nhiệm hiện nay. Đáng chú ý, Quy định lần này không chỉ có ý nghĩa tham khảo, góp phần vào đánh giá cán bộ mà được sử dụng trực tiếp vào công tác đánh giá, bố trí, điều động và thực hiện chính sách đối với cán bộ. Quy định 96 được ban hành có ý nghĩa quan trọng khi nhiệm kỳ khóa 13 của Đảng bước vào năm thứ 3 (năm giữa nhiệm kỳ đại hội đảng). Đây là cơ sở kiểm điểm giữa nhiệm kỳ, chuẩn bị nhân sự cho Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ tới.
-Quy định 96 của Bộ Chính trị về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị- những điểm mới căn bản -Đánh giá cán bộ cần có những đổi mới mạnh mẽ và thực chất hơn -Đảng bộ huyện Can Lộc, Hà Tĩnh với thực hiện Nghị quyết mang tính đột phá về tích tụ ruộng đất, hình thành vùng sản xuất lúa tập trung
Đánh giá cán bộ là tiền đề của công tác cán bộ. Trong đó, lấy phiếu tín nhiệm là một trong những khâu quan trọng, góp phần đánh giá đúng cán bộ, tạo động lực thôi thúc cán bộ tự soi, tự sửa, hoàn thiện bản thân. Đồng thời, kết quả phiếu tín nhiệm cũng chính là cơ sở cho việc quy hoạch, điều động, bổ nhiệm cán bộ. Mới đây, nhằm tiếp tục hoàn thiện công tác cán bộ, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định 96 về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị, thay thế cho Quy định 262, ban hành năm 2014 cũng về nội dung này. Quy định mới này có nhiều điểm mới, với các quy định mạnh hơn cũng như đặt ra yêu cầu cao hơn đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý. Vậy đâu là những điểm mới trong Quy định 96 về lấy phiếu tín nhiệm? Quy định mới góp phần khắc phục những kẽ hở nào trong công tác quản lý cán bộ hiện nay?
Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định 96 về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị, một trong những cơ sở để đánh giá uy tín, năng lực làm việc của đội ngũ cán bộ. Muốn thế, cần hạn chế tính hình thức, để lá phiếu tín nhiệm thực sự là lời đánh giá chính xác về cán bộ. Qua đó, có thể kịp thời loại ra khỏi hệ thống những người không đủ uy tín, năng lực lãnh đạo mà không phải chờ đến hết nhiệm kỳ. Nhà báo Vân Thiêng có bình luận: “Lấy phiếu tín nhiệm để có đội ngũ cán bộ lãnh đạo tốt.
Đang phát
Live