Sáng 13/6/2024, tại Hà Nội, Bệnh viện Mắt Hà Nội cơ sở 2 tổ chức ra mắt Chi hội vận động hiến mô, tạng. Đây là cơ sở y tế đầu tiên ở Hà Nội thành lập được Chi hội và là đơn vị thứ 11 thành lập được Ngân hàng Mô. Tới dự lễ ra mắt, lãnh đạo Bộ Y tế và Hội Vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam cho biết, sau gần 1 tháng Thủ tướng Phạm Minh Chính phát động đăng ký hiến mô tạng, đến nay đã có thêm gần 20.000 đăng ký sẽ thực hiện nghĩa cử cao đẹp này sau khi qua đời.
Sau nửa tháng Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát động chương trình đăng ký hiến mô, tạng, cả nước đã có thêm hơn 10.000 đăng ký sẽ hiến mô tạng nếu chẳng may qua đời.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Lễ phát động chương trình đăng ký hiến mô, tạng diễn ra ngày 19/5 vừa qua, Bộ Y tế đang đề xuất với cơ quan có thẩm quyền chọn một ngày trong năm làm Ngày Hiến mô tạng Quốc gia. Đó là thông tin được Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết chiều 03/06 tại Lễ công bố quyết định bổ nhiệm Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Gia Anh, Trưởng khoa Ung bướu và xạ trị, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức kiêm nhiệm chức vụ Phó Giám đốc Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Lễ phát động chương trình đăng ký hiến mô, tạng diễn ra ngày 19/5 vừa qua, Bộ Y tế đang đề xuất với cơ quan có thẩm quyền chọn một ngày trong năm làm Ngày Hiến mô tạng Quốc gia. Đó là thông tin được Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết chiều 03/06 tại Lễ công bố quyết định bổ nhiệm Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Gia Anh, Trưởng khoa Ung bướu và xạ trị, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức kiêm nhiệm chức vụ Phó Giám đốc Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người.
Để thực hiện được một ca ghép tạng là cả sự cố gắng, đóng góp sức lực, trí tuệ của rất nhiều y, bác sĩ, tập trung làm việc gần như liên tục hàng chục tiếng đồng hồ. Trong bối cảnh hiện nay Việt Nam đã làm chủ được kỹ thuật ghép tạng thì việc khó nhất là làm thế nào để có được nguồn tạng hiến. Tại các bệnh viện lớn, nhiều năm qua đã có những nhân viên y tế thầm lặng thực hiện công việc vận động gia đình bệnh nhân chết não đồng ý hiến tạng của người thân, góp phần giúp những người bệnh suy tạng kéo dài sự sống nhờ được ghép tim, gan, thận, phổi... Nhân kỷ niệm ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, phóng viên Văn Hải có bài viết về những bác sĩ, nhân viên y tế thực hiện công việc vận động hiến tạng cứu người.
Ngoài công việc chuyên môn hàng ngày phục vụ khám, chữa bệnh cho người dân, tại nhiều bệnh viện lớn, từ lâu đã có những nhân viên y tế thầm lặng thực hiện công việc vận động gia đình bệnh nhân chết não đồng ý hiến mô tạng của người thân, góp phần cứu giúp những người bệnh suy tạng đang chờ đợi nguồn tạng ghép để kéo dài sự sống. Chương trình Chân dung cuộc sống kể về công việc thầm lặng của những người tư vấn, vận động hiến mô, tạng, kết nối sự sống.
Theo Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người, hiện cả nước có 23 bệnh viện đã tham gia đào tạo mạng lưới tư vấn, vận động gia đình có người chết não đồng ý hiến mô tạng. Mô hình này được kỳ vọng sẽ góp phần khắc phục tình trạng khan hiếm nguồn tạng đang diễn ra tại các trung tâm ghép tạng hiện nay.
Đang phát
Live