VOV1 - Với tuyệt đại đa số đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh.
Trao đổi tại Hội thảo xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ thực hiện đầu tư các dự án nhà ở xã hội, sáng 8/10, Sở Xây dựng tỉnh Long An, cho biết: chỉ tiêu của địa phương đến năm 2025 thực hiện khoảng 22.500 căn. Tuy nhiên quá trình triển khai gặp nhiều khó khăn. Nhiều công trình, dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân tiến độ chậm hoặc chậm triển khai chưa đáp ứng kịp nhu cầu thực tế phát triển.
Thu hút đầu tư cho dự án năng lượng tái tạo cần hoàn thiện cơ chế, chính sách. Đó là ý kiến của đại biểu tại Diễn đàn hỗ trợ pháp lý đầu tư năm 2024 với chủ đề “Thu hút đầu tư đối với các dự án năng lượng tái tạo, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xanh” diễn ra tại TP.HCM sáng nay (20/9). Diễn đàn do Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) và Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TPHCM (ITPC) tổ chức.
Sáng nay, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nghe báo cáo về Dự thảo Nghị định sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 08 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu: nghiên cứu, dự báo những lĩnh vực, loại chất thải mới phát sinh để tính toán, thiết kế cơ chế, chính sách bảo vệ môi trường từ sớm, từ xa.
“Cần làm rõ cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà, đối tượng, tiêu chuẩn kỹ thuật cụ thể cho từng đối tượng, phương thức vận hành, cơ chế đầu tư và giá phù hợp”. Đây là yêu cầu của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cuộc họp cho ý kiến về dự thảo Nghị định quy định cơ chế, chính sách khuyến khích điện mặt trời mái nhà, diễn ra sáng nay, tại Trụ sở Chính phủ.
Tại kỳ họp bất thường lần thứ 5 vừa qua, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Đại biểu Quốc hội, nhiều cán bộ địa phương và cử tri cho rằng, 8 cơ chế, chính sách đặc thù trong Nghị quyết này sẽ giúp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, góp phần quan trọng đẩy nhanh tiến độ thực hiện trong thời gian tới, khắc phục tình trạng tỷ lệ giải ngân chương trình mục tiêu quốc gia của cả nước năm qua không đạt kế hoạch và có tới 10 địa phương đạt dưới 50% kế hoạch.
Thời gian qua, số lượng Hợp tác xã không ngừng tăng lên, doanh thu và thu nhập của thành viên, người lao động trong HTX dần được cải thiện, giúp nâng cao đời sống kinh tế hộ thành viên, góp phần thực hiện xoá đói giảm nghèo, ổn định an ninh, chính trị cho xã hội. Tuy nhiên, thực tiễn phát triển khu vực kinh tế tập thể tại Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn, trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ đa số còn yếu, cơ sở hạ tầng, vật chất, kỹ thuật của HTX nghèo nàn. Các thách thức này đặt ra yêu cầu, đòi hỏi bức thiết đối với khu vực kinh tế tập thể cần thay đổi, phát huy các lợi thế và vận dụng kinh nghiệm quốc tế vào hoàn thiện chính sách để phát triển khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã của Việt Nam.
Có lẽ chưa bao giờ chính quyền TP.HCM quyết tâm phát triển kinh tế xanh như hiện nay. Qua diễn đàn Kinh tế TP.HCM mới đây, lãnh đạo Thành phố càng khẳng định, kinh tế xanh không chỉ là xu hướng phát triển tất yếu mà còn là yêu cầu bắt buộc của thị trường. Đồng thời, nó tạo ra động lực tăng trưởng mới cho kinh tế Thành phố phát triển bền vững hơn. Có rất nhiều việc phải làm để đạt mục tiêu tăng trưởng xanh, trong đó có việc đề xuất hoàn thiện cơ chế chính sách hỗ trợ chuyển đổi sản xuất mà TP cần thực hiện và đề xuất với Chính phủ. Lệ Hằng, phóng viên thường trú tại TP.HCM có bài đề cập:
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ và cơ quan liên quan sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.- Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội thuộc diện phải sáp nhập trong 2 năm tới.- Từ hôm nay, Bộ Công an bắt đầu tổng kiểm soát xe ô tô kinh doanh vận tải trên toàn quốc.- Hơn 7.000 người mất gần 140 tỷ đồng trong thẻ tín dụng vì sập bẫy 'rút tiền miễn phí' của các đối tượng lừa đảo.- Mianma tiếp tục gia hạn tình trạng khẩn cấp thêm 6 tháng.- Trong khi đó, tình hình Nigiê vẫn đầy bất ổn khi chính quyền quân sự không ngừng bắt giữ các quan chức cấp cao.- New zealand bắt đầu lắp đặt hệ thống camera giám sát trên tàu ngư dân để quản lý hoạt động đánh bắt hải sản và tăng cường bảo vệ vùng biển quốc gia. Cũng trong chương trình, BTV Đài TNVN có bình luận về những việc cần làm để không còn những phiên tòa “chuyến bay giải cứu”.
Quốc hội đã thông qua các Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển các địa phương là Thành phố Hải Phòng, tỉnh Nghệ An, tỉnh Thanh Hóa, tỉnh Thừa Thiên Huế, thành phố Cần Thơ, Khánh Hòa, Đà Nẵng, thành phố Hà Nội và mới đây nhất là Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hồ Chí Minh. Có thể khẳng định sự cần thiết và tầm quan trọng của các cơ chế, chính sách đặc thù này để phát triển các địa phương. Tuy nhiên, những lực đẩy nào, những yếu tố gì cần được kích hoạt để tạo nên những chuyển biến mạnh mẽ, đạt được mục tiêu đặt ra? Tiến sỹ Nguyễn Minh Phong và GS-TS Hoàng Văn Cường, Phó hiệu trưởng trường Đại học kinh tế quốc dân, đại biểu Quốc hội khóa 14, 15 cùng bàn luận câu chuyện này.
Đang phát
Live