VOV1 - Năm 2025 là năm đầu tiên thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035. Chương trình được xây dựng nhằm tăng cường nguồn lực và xây dựng các chính sách văn hóa phù hợp, định hình bản sắc văn hóa dân tộc trong kỷ nguyên hiện đại.
Trong bức tranh đầy dấu ấn sắc màu của văn hóa Việt năm 2024, có một điểm sáng về thể chế là Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035. Đây là đề án có quy mô rất lớn, được cho là sẽ tháo gỡ được điểm nghẽn về nguồn lực để phát triển văn hóa trong giai đoạn tới.
VOV1 - Năm Ất Tỵ 2025 có ý nghĩa rất đặc biệt, là năm đầu tiên bắt đầu thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035, với mục tiêu rất cụ thể trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa phấn đấu đến năm 2030, các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp 7% GDP của cả nước.
Quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội đang triển khai nhiều dự án để xây dựng không gian văn hóa - sáng tạo - hữu nghị mang tính cộng đồng, cải thiện môi trường sống, phát huy giá trị di sản trà sen Tây Hồ, để từ đó phát triển công nghiệp văn hóa. Cần làm gì để nâng tầm trà sen Tây Hồ thành di sản văn hóa tiêu biểu của Thủ đô? Phóng viên Bích Ngọc mời quý vị thính giả nghe bài 2 trong tác phẩm Trà ướp sen Tây Hồ: Lắng đọng “chất” Hà Thành với tựa đề: “Vượt thách thức, đưa hương trà sen Tây Hồ bay xa.”
Sau Tết, tháng Giêng khai Xuân với nhiều lễ hội ở khắp vùng miền, mở đầu cho hàng nghìn lễ hội trong năm, trong đó có hơn 7000 lễ hội dân gian. Theo các chuyên gia, đây là nguồn tài nguyên nhân văn to lớn để phục vụ phát triển du lịch văn hóa, công nghiệp văn hóa. Việc tổ chức khai thác, quản lý các lễ hội như thế nào để phát huy giá trị văn hóa, đóng góp vào phát triển kinh tế, làm dày thêm các giá trị văn hóa của lễ hội cần sự chung sức từ cơ quan quản lý, các chuyên gia văn hóa đến cộng đồng doanh nghiệp, cùng người dân- chủ thể của lễ hội dân gian. BTV Ngọc Diệu có bài bình luận: “Phát triển công nghiệp văn hóa- nhìn từ mùa lễ hội đầu Xuân”.
Trên thế giới, phát triển công nghiệp văn hóa đang diễn ra mạnh mẽ, là xu thế và dần trở thành động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội. Trong bối cảnh đó, Việt Nam được đánh giá có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển ngành công nghiệp văn hóa trở thành sức mạnh mềm quốc gia. Đây là chia sẻ của ông Choi Seung Jin - Giám đốc Trung tâm Văn hoá Hàn Quốc tại Việt Nam với VOV nhân dịp Tết đến Xuân về. Ngoài câu chuyện phát triển văn hóa, ông Choi Seung Jin cũng trò chuyện về các giá trị độc đáo trong Tết cổ truyền, văn hóa Hàn Quốc vốn được các bạn trẻ Việt Nam vô cùng yêu mến.
Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển ngành công nghiệp văn hóa.- Câu chuyện Ngư dân rộn ràng cập bờ đón Tết.
Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về Phát triển các Ngành công nghiệp Văn hóa Việt Nam diễn ra vào sáng nay 22/12 Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ rõ, để công nghiệp văn hóa nước ta sớm phát triển nhanh, bền vững, khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh, cần có sự chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức, tư duy, đến hành động để đổi mới tư duy, đột phá trong cách làm, xây dựng ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam sáng tạo, bản sắc, độc đáo chuyên nghiệp, cạnh tranh. Hội nghị được kết nối trực tuyến đến 63 tỉnh thành trong cả nước.
Sáng nay, Chính phủ tổ chức Hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam, được kết nối trực tuyến đến 63 tỉnh, thành phố cùng các bộ ngành liên quan do Thủ tướng Chính phủ chủ trì. Sự kiện thể hiện vai trò, tầm quan trọng trong định hướng, mục tiêu phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam - được ví như “Hội nghị Diên Hồng” để hiến kế phát triển các ngành công nghiệp văn hóa trong tương lai. Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 nhấn mạnh, các ngành công nghiệp văn hóa là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021 cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của phát triển công nghiệp văn hóa trong xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc... Tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV, Nghị quyết về tiếp tục thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội khóa XIV và từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết Kỳ họp thứ 4 về giám sát chuyên đề, chất vấn đã yêu cầu Chính phủ quan tâm bố trí nguồn lực đầu tư cho các lĩnh vực văn hóa; đặc biệt là ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp văn hóa có thế mạnh của Việt Nam.
TP.HCM đang xây dựng chiến lược để điện ảnh trở thành ngành công nghiệp văn hoá, qua đó đưa Thành phố trở thành một Thành phố Điện ảnh (Film City), gia nhập mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO (Mạng lưới UCCN). Vậy TP.HCM cần chuẩn bị những gì để thực hiện chiến lược này?
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live