Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Y tế và Bộ Tài chính tháo gỡ khó khăn trong xuất khẩu dược liệu.- Những quy định mới của Luật Nhà ở (sửa đổi) được kỳ vọng tháo gỡ khó khăn cho cả chủ đầu tư và người mua nhà ở xã hội, giúp hoàn thành mục tiêu đến năm 2030, cả nước xây dựng được 1 triệu căn nhà ở xã hội.- Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo khi tham gia đăng ký các khóa học “Trại hè Quân đội” trên mạng xã hội. Một phụ nữ ở Hà Nội vừa bị lừa hơn 1 tỷ đồng.- LHQ cảnh báo hoạt động viện trợ cho người dân ở Gaza phải dừng lại trong vài ngày tới, vì việc đóng cửa các cửa khẩu quan trọng.- Nam Phi giành chiến thắng trong vụ kiện đòi kho báu tìm thấy dưới đáy Ấn Độ Dương trị giá 43 triệu đôla.
Tiềm năng và lợi thế ngành hàng sầu riêng của Việt Nam luôn được đối tác đánh giá cao. Tuy nhiên, tại Hội nghị sản xuất và xuất khẩu sầu riêng bền vững do Cục Bảo vệ thực vật– Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức chiều nay (10/5), tại TP.HCM, nhiều ý kiến cho rằng cần nhìn thẳng vào sự thật khi liên tục phát hiện nhiều sai sót trong quá trình sản xuất, đóng gói xuất khẩu mặt hàng này.
Ngày 7/5, tại huyện Tháp Mười, UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức công bố xuất khẩu lô củ sen chính ngạch sang thị trường Nhật Bản. Việc xuất khẩu chính ngạch củ sen đông lạnh sang thị trường khắt khe về tiêu chuẩn, chất lượng như Nhật Bản mở ra cơ hội phát triển bền vững nghề trồng sen lấy củ của nông dân trong thời gian tới.
Mặc dù chịu nhiều tác động tiêu cực từ hạn hán, xâm nhập mặn do của biến đổi khí hậu gây ra nhưng sản xuất và xuất khẩu nông lâm, thủy sản qua 4 tháng vẫn đạt được nhiều kết quả tích cực. Các nhóm hàng nông sản, lâm sản, thủy sản và chăn nuôi đều tăng so với cùng kỳ, nhiều mặt hàng có giá xuất khẩu bình quân tăng khá. Phóng viên Minh Long phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến về nội dung này.
Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho biết: Trong Quý 1/2024, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là gần 36 nghìn người, đạt 28,74% kế hoạch năm. Trong đó, các thị trường truyền thống, trọng điểm như Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc tiếp tục tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam. Cùng với đó, nhu cầu tiếp nhận của các thị trường ở Châu Âu và Trung Đông được mở rộng.
Tổng cục Hải quan vừa tổ chức Hội nghị giao ban trực tuyến đánh giá kết quả thực hiện công tác quý 1, triển khai chương trình công tác quý 2/2024. Trong đó, ngành Hải quan đặt ra mục tiêu: triển khai quyết liệt các giải pháp cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan, cơ chế một cửa quốc gia, cơ chế một cửa Asean, tạo thuận lợi thương mại, thúc đẩy tăng trưởng xuất nhập khẩu.
Từ cuối năm ngoái đến đầu năm nay, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, tỉnh Lạng Sơn diễn ra ổn định với khoảng 700 phương tiện chở hàng được thông quan trong ngày. Tuy nhiên, vài tuần qua lượng nông sản được thông quan khá thấp dẫn đến nhiều phương tiện chở hàng phải chờ đợi nhiều ngày làm tăng chi phí của doanh nghiệp và nguy cơ hàng hóa hư hỏng. Để tránh ùn ứ khu vực cửa khẩu, tỉnh Lạng Sơn đã và đang triển khai nhiều giải pháp.
Quý I năm nay, xuất khẩu ngành da giày đạt 5,6 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái, tuy vậy, ngành đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Trong đó, khó khăn lớn nhất là nút thắt về chuỗi cung ứng nguyên phụ liệu.
Trong quý I/2024, toàn ngành dệt may Việt Nam đã xuất khẩu được gần 10 tỷ USD, tăng gần 10% so với cùng kỳ năm 2023. Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, có nhiều tín hiệu khởi sắc, bởi các nhà sản xuất, chuỗi cung ứng hàng dệt may toàn cầu tiếp tục chọn Việt Nam là nơi sản xuất và đặt hàng. Việt Nam hiện vẫn giữ vị trí thứ 3 thế giới về xuất khẩu dệt may. Tín hiệu vui là vậy, song ngành dệt may vẫn tiếp tục đối mặt với không ít những khó khăn, thách thức do xung đột, căng thẳng địa chính trị trên thế giới, hàng rào kỹ thuật, chi phí đầu vào tăng, tỷ giá neo ở mức cao... Để tìm cơ hội trong thách thức, góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng dệt may trong nước đạt 44 tỷ USD trong năm nay, các doanh nghiệp dệt may đang tiếp tục chuyển trọng tâm từ phát triển nhanh sang phát triển bền vững, kinh doanh tuần hoàn.Diễn đàn Chủ nhật tuần này bàn về chủ đề “Đẩy mạnh xuất khẩu dệt may theo hướng xanh hóa”, với sự tham gia của hai vị khách là TS Trần Thị Mai Thành - Phó Chủ nhiệm bộ môn Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế, Khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế - ĐH Kinh tế - ĐH Quốc gia và ông Thân Đức Việt - Tổng Giám đốc Tổng công ty May 10.
Thương mại điện tử: Thúc đẩy tiêu thụ hàng Việt.- Xuất khẩu dệt may lấy lại đà tăng trưởng, hướng tới phát triển bền vững.- Lạng Sơn: Dồn lực cho tuyến cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị.
Đang phát
Live