Với 2 triệu ha đất nông nghiệp, chiếm gần 75% diện tích đất đỏ bazan của cả nước, Tây Nguyên được đánh giá là khu vực đầy tiềm năng để trở thành vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, tạo ra các mặt hàng nông sản giá trị, có sức cạnh tranh quốc tế. Tuy nhiên, trước khi nghĩ đến giá trị, đến cạnh tranh quốc tế, thì ngành nông nghiệp ở đây phải giải bài toán ứng phó với khô hạn, với biến đổi khí hậu. Không giải được bài toán này thì ngành nông nghiệp ở đây sẽ còn chịu cảnh bấp bênh. Câu trả lời được chúng tôi phân tích trong phần cuối của loạt bài “Tây Nguyên đối mặt với khô hạn: Giải pháp nào cho 2 triệu ha cây trồng”.
- Loạt bài “Tây Nguyên đối mặt với khô hạn”.- Loạn giá mua máy xét nghiệm Covid-19: Đâu là nguyên nhân?.- Các nội dung được bàn thảo tại Hội nghị thượng đỉnh EU – Tây Balkan.- Khép lại nỗi đau quá khứ, Noong Nhai vươn mình phát triển.- Thụy Sĩ dự đoán sự lây lan Covid-19 nhờ nghiên cứu nước thải.
Tây Nguyên vốn là nơi có hệ thống sông suối khá dày đặc, có tiềm năng, lợi thế lớn về nguồn nước để phục vụ sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, việc quy hoạch, phát triển và quản lý các công trình hồ chứa nước ở đây lại đang bộc lộ nhiều bất cập, tồn tại, hạn chế. Chính vì thế, đã xảy ra một nghịch lý đồng ruộng, nương rẫy khát khô ngay cả khi ở bên cạnh những công trình hồ chứa nước khổng lồ. Tiếp tục loạt bài “Tây Nguyên đối mặt với khô hạn: Giải pháp nào cho 2 triệu ha cây trồng”, Phóng viên Công Bắc thường trú Đài TNVN tại Tây Nguyên đề cập thực tế những nghịch lý đang diễn ra ở một số công trình trong khu vực:
Biến đổi khí hậu đã tác động tiêu cực ở nhiều mức độ khác nhau trên khắp các vùng miền của nước ta. Ở khu vực Tây Nguyên, với nông nghiệp là ngành kinh tế chủ lực, mấy năm nay liên tiếp trải qua những mùa khô hạn khốc liệt, hàng trăm nghìn ha cây trồng bị thiệt hại, hàng vạn hộ dân lao đao vì hạn. Vấn đề đảm bảo nguồn nước để phát triển bền vững cây trồng ở Tây Nguyên càng trở nên cấp thiết. Trong chương trình hôm nay chúng tôi phát sóng phần 1 loạt bài “Tây Nguyên đối mặt với khô hạn: Giải pháp nào cho 2 triệu ha cây trồng”. Những nỗi gian truân của nông dân và doanh nghiệp ở Tây Nguyên khi phải chống chọi với khô hạn diễn ra khốc liệt trong nhiều năm liên tục sẽ được phóng viên Công Bắc phản ánh ngay sau đây:
- Tây Nguyên đối mặt với khô hạn- giải pháp nào cho 2 triệu ha cây trồng?- Ổn định dạy và học sau dịch Covid-19.- Động thái Hàn Quốc, Triều Tiên nổ súng qua lại trong khu phi quân sự Bàn Môn Điếm.- Siết quy định mua, bán trái phiếu doanh nghiệp với tổ chức tín dụng.- Ngành du lịch cần nhiều thời gian để “bắt nhịp” trở lại: Thực tế tại Điện Biên.- Quảng Ninh: Gỡ khó cho doanh nghiệp vận tải.- Đức nỗ lực nghiên cứu phát triển vắc xin chống virus Sars-CoV-2.
Để góp sức chung tay cùng toàn xã hội phòng chống dịch Covid-19, các cấp hội phụ nữ ở Đắk Lắk đã có nhiều cách tuyên truyền vận động các chị em. Qua đó, nhận thức về dịch bệnh của nhiều chị em, nhất là ở vùng sâu, vùng xa đã được nâng lên rõ rệt, tích cực tham gia cùng cộng đồng đẩy lùi dịch bệnh. H Xíu, PV Đài TNVN thường trú Tây Nguyên có bài đề cập.
Với hơn 3.000 mẫu nghi nhiễm virus SARS-COV-2 đã được xét nghiệm và tất cả đều âm tính, đến thời điểm này, Tây Nguyên vẫn chưa ghi nhận trường hợp nào mắc Covid-19. Công tác xét nghiệm trong khu vực đang tiếp tục được triển khai theo hướng chủ động cho tuyến tỉnh. Tin của Phóng viên Đài TNVN tại Tây Nguyên.
Đang phát
Live