Cao nguyên Kon Hà Nừng (tỉnh Gia Lai), có diện tích trên 413.000ha được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới năm 2021. Khu vực này nổi bật với hệ sinh thái rừng phong phú, cảnh quan thiên nhiên hoang sơ tuyệt đẹp. Điều này đang mở ra nhiều cơ hội phát triển du lịch bền vững cho cộng đồng.
Nhằm tạo ra diễn đàn để các doanh nghiệp và nhà đầu tư cùng chia sẻ kinh nghiệm, xây dựng mối liên kết chặt chẽ và bền vững nhằm thúc đẩy nông nghiệp Tây Nguyên phát triển theo hướng hiện đại, sáng nay (30/10), Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn vùng Tây Nguyên. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến từ điểm cầu chính Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đến điểm cầu thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.
Dẹp lạm thu đầu năm học mới bằng cách nào?- Cuộc bỏ phiếu bầu chọn người đứng đầu Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền tại Nhật Bản.- Kết nghĩa buôn làng ở Tây Nguyên.
Tỉnh Kon Tum có hơn 443km đường ranh giới với 3 tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi và Gia Lai. Với hơn 600.000 héc-ta rừng, độ che phủ hơn 63%, cao nhất vùng Tây Nguyên, rừng Kon Tum chủ yếu trải rộng theo vùng giáp ranh các tỉnh lân cận, rất đa dạng sinh học và có nhiều loài động thực vật quý hiếm. Tỉnh đã tăng cường công tác phối hợp với lực lượng chức năng, chính quyền các tỉnh để giữ màu xanh cho những cánh rừng.
Những nghĩa cử ấm áp tình người trong mưa bão- Ngôi làng giúp chữa các bệnh về hô hấp tại Áo- Mang Trung thu đến sớm với trẻ em vùng sâu Đắk Lắk
Trong di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh công bố năm 1969, Bác “để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng”. Người căn dặn “Nhân dân ta rất anh hùng dũng cảm, hăng hái cần cù”. “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và vǎn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân.” Khắc ghi lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cùng với người dân cả nước, bà con các dân tộc Tây Nguyên đã không ngừng đoàn kết, tích cực lao động, xây dựng quê hương ngày thêm giàu đẹp, cho cuộc sống ấm no hạnh phúc.
Những ngày này, trong rực rỡ cờ đỏ sao vàng, bà con các dân tộc ở Tây Nguyên đang rộn ràng vui Tết Độc lập, kỷ niệm Quốc khánh 2/9. Lễ hội sầu riêng Krông Pắc, Liên hoan văn hóa cồng chiêng “Âm vang đại ngàn”, Triển lãm ảnh “Hồ Chí Minh – Mùa Thu độc lập”… cùng rất nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ thể thao đang diễn ra sôi động tại các địa phương ở Tây Nguyên.
Tượng đài Bác Hồ cùng các dân tộc Tây Nguyên tại Quảng trường Đại Đoàn Kết được ví như "trái tim" của thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. Từ lâu, nơi đây đã trở thành biểu tượng cho tình đoàn kết, lòng yêu nước và sự gắn bó keo sơn giữa đồng bào các dân tộc Tây Nguyên với Bác Hồ. Nhân dịp Quốc khánh 2/9, Nguyễn Thảo - PV Đài TNVN thường trú tại Tây Nguyên có bài giới thiệu về tượng đài và tình cảm sâu đậm của người dân địa phương đối với lãnh tụ. Mời quý vị cùng nghe.
Giữa cao điểm mùa mưa lũ, hàng chục hộ dân ở xã Quảng Sơn, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông đang sống trong nỗi lo khi công trình thuỷ lợi 137 tỷ đồng Đắk N’ting ở phía thượng nguồn có thể vỡ đập bất cứ lúc nào. Công trình này bị sự cố sạt trượt, nứt gãy từ mùa mưa năm ngoái, nhưng chậm khắc phục, sửa chữa, dẫn đến ngày càng hư hỏng và nguy cơ vỡ đập luôn rình rập, đe doạ tính mạng và tài sản người dân.
Phát biểu tại Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh “văn hóa còn thì dân tộc còn”. Nhờ lời căn dặn ấy, bà con các dân tộc Tây Nguyên vẫn đang bền bỉ tiếp nối và giữ gìn văn hóa truyền thống tốt đẹp của mỗi dân tộc, nhân lên bức tranh đa bản sắc của các cộng đồng người.
Đang phát
Live