Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte nhiều khả năng sẽ thay thế ông Jens Stoltenberg được bầu làm Tổng thư ký mới của NATO tại Hội nghị thượng đỉnh NATO diễn ra vào trung tuần tháng 7 tới tại Washington, Mỹ sau khi ứng cử viên cạnh tranh cuối cùng là Tổng thống Rumani Klaus Iohannis tuyên bố rút lui.
Khi nhiệm kỳ Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) của ông Jens Stoltenberg kết thúc vào tháng 9 tới, các quốc gia thành viên sẽ phải đối mặt với nhiệm vụ khó khăn là chọn một người đứng đầu mới để lãnh đạo liên minh trong thời điểm được đánh giá là khó khăn nhất trong lịch sử của tổ chức. Bất chấp bối cảnh vô vàn thách thức, cuộc đua tìm kiếm nhân vật sáng giá có thể lãnh đạo tổ chức gồm 31 thành viên đang ngày càng nóng lên. Bởi bất kỳ quốc gia nào có ứng cử viên được chọn cho vị trí này cũng đều sẽ có tiếng nói quan trọng không chỉ trong khối NATO mà trên toàn cầu.
Chuyến thăm Hàn Quốc và Nhật Bản của người đứng đầu Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ông Jens Stoltenberg trong tuần này mang theo nhiều thông điệp về chính sách của khối quân sự, trong đó cho thấy rõ nỗ lực “hướng Đông” của NATO. Chuyến đi của ông Jens Stoltenberg diễn ra sau lần tham dự chưa từng có của các nhà lãnh đạo Hàn Quốc và Nhật Bản tại hội nghị thượng đỉnh NATO ở Tây Ban Nha hồi tháng 6 năm ngoái. Trước những biến động về tình hình an ninh khu vực và thế giới, cả Nhật Bản và Hàn Quốc cũng đều đang tìm cách tăng cường quan hệ với NATO – khối liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu. Xu hướng mở rộng hợp tác giữa NATO với các đối tác hàng đầu ở châu Á cũng như những tác động đến an ninh ninh khu vực đang là đề tài được giới quan sát quốc tế quan tâm.
Đang phát
Live